Phiến đá 1.400 năm tuổi hé lộ phong tục rợn người của người Maya

Nền văn minh Maya xuất xứ từ Trung Mỹ, tồn tại trong suốt 3.000 năm. Đây là nền văn minh cổ nhất trên Trái Đất cũng là nền minh rất phát triển về nghệ thuật, xây dựng và có hệ thống nghiên cứu thiên văn khá đồ sộ. Thậm chí, người Maya còn có hệ thống chữ viết riêng, là tiền thân cho ngôn ngữ của người Columbia sau này.

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã giải mã được 2 phiến đá cổ của người Maya, hé lộ về một trong những phong tục rợn người từng tồn tại của tộc người này.

2 phiến đá cổ của người Maya

2 phiến đá này được phát hiện trong tàn tích đã mất của Tipan Chen Uitz ở Belize bởi các chuyên gia đến từ ĐH Michigan (Mỹ), có niên đại từ 600 - 800 sau công nguyên - tức cách đây 1.400 năm.

Trên 2 phiến đá có các hình khắc miêu tả một trò chơi với bóng truyền thống của người Maya có ý nghĩa rất lớn đối người Maya về mặt chính trị bởi nó có vai trò kết nối giữa các cộng đồng.

Phiến đá đầu tiên có khắc hình những người chơi đeo băng bảo vệ. Bên trên có một số chữ tượng hình cho biết trái bóng có chu vi bằng 9 bàn tay hoặc nói đến các vật liệu làm ra quả bóng dài bằng 9 bàn tay.

Trò chơi này kéo dài tới 2 tuần. Và nếu đúng như những gì các chuyên gia đã giả mã thì đây là một trò chơi rùng rợn, phần thưởng dành cho đội trưởng đội thắng cuộc chính là bị chặt đầu. Đây là một vinh dự bởi người Maya tin cái chết là danh dự và sự sống cho những người còn lại của cộng đồng.

Một người chơi có hình thể to lớn chuẩn bị phát bóng trong tư thế khuỵu gối, chống tay

Phiến đá còn lại đã bị mất 1/3, hình khắc trên đó miêu tả một người chơi có hình thể to lớn chuẩn bị phát bóng trong tư thế khuỵu gối, chống tay.

Trò chơi bóng được tổ chức giữa các cộng đồng người Maya. Sàn thi đấu được làm bằng đá. Đây là nơi để các thành phố của Maya thể hiện quyền lực và sự giàu có.

Thứ Tư, 04/10/2017 11:07
31 👨 510
0 Bình luận
Sắp xếp theo