Phát hiện xương thú, công cụ đá 45.000 năm tuổi trong hang cổ Trung Quốc

Các nhà khảo cổ học đã thu hồi hàng ngàn hiện vật từ một hang động ở Tân Cương (một khu tự trị ở miền Bắc Trung Quốc) bao gồm các công cụ bằng đá, đồ đồng và đồ sắt và hóa thạch động vật. Theo Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, một số có thể thuộc thời kỳ Paleolithic, nghĩa là chúng có niên đại khoảng 45.000 năm tuổi .

Phát hiện xương thú, công cụ đá 45.000 năm tuổi trong hang cổ Trung Quốc

Cụ thể, có khoảng 2.000 hiện vật được khai quật tại địa điểm khai quật hang động cổ Tongtiandong (không nên nhầm lẫn với Tongtianlong limosus, loài khủng long giống chim đã làm mưa gió vào năm 2016, khi các nhà khảo cổ phát hiện ra những gì còn lại của một con khủng long cổ mắc kẹt trong bùn). Theo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Tongtiandong là hang động thời Paleolithic lần đầu tiên được ghi nhận ở Tân Cương.

Khoảng một phần ba số đồ tạo tác là những dụng cụ bằng đá, trong đó một phần ba là các bộ xương động vật hóa thạch. Các hóa thạch xương động vật mà các nhà nghiên cứu có thể xác định được từ các hóa thạch còn sót lại bao gồm là của thỏ, cừu, lừa, tê giác, gấu và chim. Ngoài ra, họ còn thấy nhiều vật dụng tựa công cụ lao động từng dùng cho việc cắt, đốt và các thao tác khác.

Nhiều vật dụng tựa công cụ lao động

Việc khai quật được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Trường Khảo cổ học và Bảo tàng Học viện Đại học Bắc Kinh và Học viện Văn minh và Khảo cổ học khu tự trị Tân Cương ở Tân Cương.

Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật sơ bộ vào đầu năm 2016 trước khi trở lại trong năm 2017 để ghi chép kỹ lưỡng hơn và chi tiết hơn. Các phát hiện gần đây đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Khảo cổ học Trung Quốc và dịch sang tiếng Anh cho Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Theo nghiên cứu trước đây, tại hang động này đã tiết lộ các dụng cụ bằng đá và các hiện vật khảo cổ khác đã cho thấy hoạt động của con người có từ 10.000 năm trước, theo trang web tiếng Anh của tờ Trung Quốc News Service đưa tin.

Các di tích khảo cổ trong động này có ý nghĩa trong Thời kỳ đồ sắt sớm, Thời đại Đồ đồng, Thời đại Chalcolithic và cuối cùng là thời kỳ Paleolithic. Những phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nào mà người dân đã tồn tại và phát triển suốt hàng chục ngàn năm trong khu vực này.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thậm chí còn thu được các hạt lúa mì còn sót lại mà họ tìm thấy có niên đại khoảng 5.000 đến 3.500 tuổi. Họ cho rằng khu vực này là một trong những vùng trồng cây lúa mì sớm nhất, và nó có thể là điểm xuất phát từ đó các loại ngũ cốc lan truyền qua khu vực khác, vùng miền khác qua hình thức buôn bán.

Xem thêm:

Thứ Tư, 17/01/2018 09:59
31 👨 645
0 Bình luận
Sắp xếp theo