Phát hiện tấm khảm đá La Mã cổ đại khổng lồ 1000 tuổi tại đảo Síp

Tấm khảm đá La Mã cổ đại phản ánh một nền văn minh làm khảm mỹ nghệ cùng văn hóa sinh hoạt động cộng đồng đặc thù được khai quật tại đảo Síp khiến giới khảo cổ học quan tâm.

Theo đó, tại khu vực đảo Síp – một hòn đảo nằm giữa bờ biển Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm khảo cổ học nước ngoài bất ngờ khai quật được một tấm khảm đá La Mã khổng lồ thuộc thế kỷ thứ IV.

Lần phát hiện mới cho thấy, tấm khảm đá bị chôn vùi dưới mặt đất mịn, trên khảm có khắc nhiều hoạt tiết, hình ảnh minh họa cầu kỳ, công phu về một cuộc đua ngựa của người La Mã cổ tại địa phương. Nhiều chuyên gia khảo cổ nhận định, đây là tấm khảm đá La Mã to nhất, rõ ràng nhất, công phu nhất và gần như còn nguyên vẹn cho tới bây giờ.

Khảm đá đua ngựa La Mã cổ đại phản ánh một nền văn minh, văn hóa sinh hoạt cộng đồng đặc thù của người La Mã cổ đại trên đảo Síp. Khảm đá đua ngựa La Mã cổ đại phản ánh một nền văn minh, văn hóa sinh hoạt cộng đồng đặc thù của người La Mã cổ đại trên đảo Síp. (Nguồn ảnh: EPA.)

Theo nhà khảo cổ học Fryni Hadjichristofi “Nội dung bức khảm có thể đang phản ánh lại một nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng nào đó của người La Mã cổ đại xa xưa mà đua ngựa là hình thức tiêu biểu, quan trọng nhất trong thời kỳ La Mã cổ đại. Có một nhóm gồm bốn con ngựa và một nhóm nhiều con ngựa thay phiên kéo một chiếc xe vàng, dưới sự cầm roi điều khiển của người hùng từ phía sau...

Đây là tấm khảm đá La Mã to nhất, rõ ràng nhất, công phu nhất và gần như còn nguyên vẹn cho tới bây giờ.
Nguồn ảnh: EPA.

Bên cạnh đó, trường đua ngựa là nơi mà các vị vua xuất hiện thường xuyên để gặp gỡ dân chúng và chứng tỏ sức mạnh của mình trên lưng con ngựa qua các cuộc đấu kiếm trên lưng ngựa, đấu ngựa, đua ngựa...” theo Fryni Hadjichristofi.

Ngoài ra, tấm khảm La Mã cổ đại này còn phán ảnh một nền sản xuất thủ công mỹ nghệ lâu đời đặc thù mà sản phẩm khảm đá là đỉnh cao, phổ biến nhất trong thời kỳ đó.

Tấm khảm La Mã cổ đại này còn phán ảnh một nền sản xuất thủ công mỹ nghệ lâu đời
Nguồn ảnh: EPA.

Ước tính, khảm đá La Mã này khoảng 1000 năm tuổi, kích cỡ dài 11 mét và rộng 4 mét. Tuy nhiên, đây không phải là chiếc khảm đá duy nhất mà một di tích khảo cổ tương tự có tên là Reckless Skeleton, niên đại 2.400 năm tuổi cũng được tìm thấy ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Huỳnh Dũng (Theo Sciencealert)

Thứ Tư, 31/08/2016 12:01
51 👨 409
0 Bình luận
Sắp xếp theo