Ô nhiễm không khí làm hư hại hàng triệu quả thận mỗi năm
Theo một phân tích gần đây cho thấy số ca mắc bệnh thận mãn tính (CKD) do ô nhiễm không khí toàn cầu là chiếm một số lượng đáng kể.
Benjamin Bowe thuộc Hệ thống chăm sóc sức khoẻ của VA Saint Louis và các cộng sự của ông trước đây đã miêu tả mối liên hệ giữa tăng lượng bụi độc trong không khí và nguy cơ mắc CKD.
Trong nghiên cứu mới nhất của họ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu bệnh tật toàn cầu để ước tính gánh nặng của CKD do ô nhiễm không khí toàn cầu gây ra.
Cụ thể, số người mắc CKD liên quan đến các hạt bụi độc ô nhiễm trong không khí là khoảng hơn 10,7 triệu trường hợp mỗi năm.
Các gánh nặng của bệnh CKD do ô nhiễm không khí để lại bao gồm cả những năm sống chung với tàn tật (có nghĩa là những năm sống với bệnh thận trong điều kiện ô nhiễm), mất đi sự sống còn (có nghĩa là tử vong do bệnh thận) cho thấy gánh nặng của căn bệnh này rất khác nhau về mặt địa lý, và có tỉ lệ cao hơn ở Trung Mỹ và Nam Á.
"Ô nhiễm không khí ít nhất cũng có thể giải thích một phần sự gia tăng tỷ lệ mắc CKD không rõ nguồn gốc ở nhiều địa lý trên khắp thế giới, và sự gia tăng bệnh thận ở Mesoamerican ở Mexico và Trung Mỹ", Bowe nói.
Nghiên cứu này được trình bày tại Tuần lễ Y tế Quốc tế 2017 tại Trung tâm Hội nghị Ernest N. Morial ở New Orleans, LA.

-
Bụi siêu mịn PM2.5 là loại bụi nguy hiểm nhất thế giới, xâm nhập được vào tế bào cơ thể người và tạo độc tính
-
Các sông băng lớn nhất của Greenland đang tan chảy nhanh khó tin
-
Mối liên hệ đáng báo động giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần của con người
-
Loạt ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với Trái đất và chính mình như thế nào
-
Bắc Cực chưa từng ấm áp thế này trong hơn 3 triệu năm qua
-
Khẩu trang dùng một lần góp phần chống lây lan dịch bệnh, nhưng có thể gây ra thảm họa môi trường lâu dài