Những thời điểm không nên sử dụng đo sáng của máy ảnh

Tính năng đo sáng phù hợp với từng trường hợp

Đo sáng trong chụp hình giúp máy ảnh có thể nhận biết lượng ánh sáng chuẩn hơn cho bức hình. Máy ảnh sẽ tiến hành phân tích các điểm sáng, tối của cảnh vật, xác định phần chủ thể được ưu tiên hơn. Từ đó, lựa chọn mức ánh sáng đi vào cảm biến chuẩn nhất thông qua cách người chụp chọn khẩu độ và tốc độ màn trập chính xác. Và để có thể sử dụng hiệu quả hơn đo sáng trên máy ảnh, bạn cần nắm rõ thời điểm nên và không nên sử dụng đo sáng.

1. Chụp ngược sáng không dùng đo sáng:

Nếu chủ thể của bạn nằm ngược với hướng của nguồn sáng, chức năng đo sáng trên máy ảnh sẽ khiến chủ thể hơi tối một chút so với bạn thấy trong thực tế. Đó là do tính năng này sẽ tính toán độ sáng trung bình của cả background và chủ thể. Trong trường hợp này, bạn nên giảm tốc độ xuống hoặc mở khẩu lớn hơn để chủ thể đủ sáng. Điều này có thể khiến background bị sáng quá mức nhưng quan trọng hơn là chủ thể đủ sáng.

Dùng đo sáng trong chụp ảnh

2. Độ tương phản chụp ảnh quá cao:

Khi bạn chụp tại những khu vực có độ phản cao, một số máy ảnh sẽ không thể đo sáng một cách chính xác. Tại vùng tối hơn, máy ảnh sẽ đưa độ sáng lên cao hơn để đưa độ sáng của cả 2 khu vực về mức độ trung bình. Và tương tự như vậy với vùng sáng hơn, máy ảnh sẽ giảm độ sáng của vùng đó. Kết quả là ảnh của bạn sẽ thiếu đi sự ấn tượng.

Chụp ảnh đo sáng

3. Không dùng đo sáng khi chụp với đèn flash:

Khi bạn sử dụng flash rời hay trong Studio, máy ảnh sẽ không thể nào đo được cường độ sáng mà đèn flash sẽ sử dụng. Khi đó, nếu bạn chụp theo chức năng đo sáng, ảnh sẽ bị cháy khi dùng với đèn flash.

Một cách đơn giản trong trường hợp này là bạn sử dụng Guide Number (hệ số chỉ cường độ phát sáng của đèn flash) kết hợp với khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể rồi tính toán theo công thức sau:

Khẩu độ = Guide Number / Khoảng cách

Ví dụ khi bạn chụp với đèn flash ở ISO 100, Guide Number =35 và khoảng cách tới chủ thể là 3m thì khẩu độ bạn có thể sử dụng trong trường hợp này là 35/3=11.6 tức là xấp xỉ F11.

Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể chụp theo kinh nghiệm, hoặc thử chụp một vài bức ảnh tại các thông số khác rồi rồi điều chỉnh cho phù hợp. Về tốc độ màn chập, chúng ta thường đặt ở 1/125s hay 1/200s.

Chụp đo sáng

4. Chụp ảnh phơi sáng:

Sử đụng đèn flash của điện thoại để vẽ chữ hay các hình thù theo ý muốn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên cũng như khi bạn sử dụng đèn flash rời, bạn sẽ không thể nào biết chính xác lượng ánh sáng đi tới cảm biến là bao nhiêu. Lúc này, cách đơn giản và hiệu quả nhất là chụp thử một vài bức hình, xong đó điều chỉnh thời gian và khẩu độ phù hợp với bức ảnh bạn mong muốn.

Chụp ảnh đo sáng

5. Chụp ảnh sân khấu:

Nếu bạn đã từng chụp sự kiện, nhất là tại các sự kiện âm nhạc khi ánh sáng thay đổi liên tục, lúc này chức năng đo sáng trong máy ảnh sẽ khó mà đáp ứng đúng ánh sáng mà bạn mong muốn. Nhất là làm sao để tạo các vệt sáng ấn tượng từ đèn trong khung hình.

Lúc này, bạn hãy chuyển máy về chế độ M, sử dụng đo sáng theo điểm và thực hiện chụp thử vài tấm. Một khi ánh sáng đã được như ý, bạn hãy bỏ qua gợi ý của thanh đo sáng trong máy ảnh và chụp theo cài đặt mà mình vừa điều chỉnh. Lúc này, công việc của bạn chỉ là lấy nét vào đúng chủ thể, đợi ánh sáng tạo hiệu ứng và bắt nét những khoảnh khắc thú vị nhất.

Chụp đo sáng

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!

Chủ Nhật, 02/10/2016 22:42
21 👨 1.225
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp ảnh - Quay phim