Những sự thật phũ phàng trong nhiếp ảnh

5 điều mà mỗi tay thợ ảnh đều cần ghi nhớ

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc máy ảnh không còn quá xa lạ với mọi người, khi chúng ta đều có thể tự chụp và lưu giữ cho mình những khoảnh khắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như bạn xác định đi theo con đường chụp ảnh chuyên nghiệp hơn, tìm hiểu kỹ những thông số hay kỹ thuật chụp hình thì mọi việc lại hoàn toàn khác, không đơn giản chỉ bấm và chụp thông thường.

Khi mới tập tành bước chân vào thế giới nhiếp ảnh, chắc hẳn bạn đã chuẩn bị cho mình những vốn kiến thức kha khá, lẫn dụng cụ chụp ảnh chuyên nghiệp. Và trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những kinh nghiệm trong nhiếp ảnh mà bạn nên quan tâm.

1. Trang bị nhiều không giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia tốt hơn:

Máy ảnh mới, ống kính mới và phụ kiện luôn mang đến cho người dùng rất nhiều sự hứng thú, nhưng đó không phải là tất cả để giúp bạn có những bức ảnh đẹp hơn. Để trở thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn, bạn cần học hỏi nhiều hơn, phụ kiện có thể hỗ trợ nhưng phần còn lại sẽ phụ thuộc vào bạn.

Kỹ thuật chụp hình

Đôi khi bạn sẽ tự hỏi mình: "Liệu bộ máy ảnh của mình đã đủ dùng chưa?" Khi mà ống kính và máy ảnh bạn đang sử dụng không thể có đủ ánh sáng để giúp bạn trong việc chụp ảnh, những giới hạn trong kích thước ảnh và độ chi tiết không thể làm hài lòng khách hàng thì đó là lúc bạn cần mua máy ảnh mới cho mình.

Hãy nhớ rằng một bức ảnh đẹp đến từ tâm hồn, trái tim của bạn không phải đến từ ví của bạn.

2. Không có đường tắt:

Không có nghề nào mà bạn có thể thành công cũng như thành thạo trong một sớm một chiều. Nhiếp ảnh cũng vậy. Một số người học nhiếp ảnh rất nhanh nhưng có một số người học rất chậm. không phải ai cũng có khả năng như nhau, nhiếp ảnh là nghệ thuật không phải là một gói quà.

Kỹ năng chụp hình

Nhiếp ảnh là bộ môn hoàn toàn có thể học được. Cùng với thời gian và khả năng luyện tập không ngừng nghỉ. Bạn có thể học được các mẹo, các kĩ thuật để tương tác với ánh sáng và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Cùng với thời gian, chắc chắn bạn sẽ nhận ra sự khác nhau trong bức ảnh của mình và của nhiếp ảnh gia khác. Đó là cả một quá trình dài.

Vì vậy nhiếp ảnh không có đường tắt, đó là một quá trình làm việc và học hỏi.

3. Bạn cần phải kiên nhẫn:

Đúng vậy, nhiếp ảnh đòi hỏi ở mỗi người tính kiên nhân, kiên trì để có thể chộp được những khoảnh khắc thần thánh.

Đôi khi bạn sẽ cần phải chờ đến một ngày đẹp trời, đợi ánh sáng thật hoàn hảo để có thể cho ra các sản phẩm tuyệt nhất. Không phải lúc nào cũng có những khoảnh khắc tuyệt đẹp cho bạn. Trong phần lớn trường hợp, trừ khi bạn quá may mắn, bạn sẽ cần chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi.

Kỹ năng chụp ảnh

Các ảnh bạn thấy trên các tạp chí cùng với ánh sáng hoàn hảo tuyệt diệu như vậy là cả một thời điểm hoàn hảo, nhưng không phải lúc nào chúng cũng xảy ra. Điều này dạy các nhiếp ảnh gia hiểu hơn về sự kiên nhẫn. Hay khi bạn chụp máy phim, không phải lúc nào bạn cũng có thể bấm "tạch", "tạch" liên hồi như máy số vì tiền phim bạn phải trả cho mỗi bức ảnh là tốn hơn nhiều.

4. Hậu kỳ không phải là tất cả:

Hậu kỳ không chỉ xuất hiện trong thời đại nhiếp ảnh. Từ xưa khi chưa xuất hiện các phần mềm chỉnh sửa ảnh, các nhiếp ảnh gia đã sử dụng trong phòng tối để crop ảnh và chỉnh sửa một số thông tin cơ bản. Bây giờ trong thời đại số chúng ta có hàng trăm ứng dụng chỉnh sửa khác nhau từ smartphone, tablet và laptop hay PC. Photoshop hay Lightroom, đó là những công cụ không thể thiếu giúp bức ảnh hoàn hảo nhất.

Kỹ thuật chụp ảnh

Nhưng một sự thật rằng đó chỉ là 2 ứng dụng chỉnh sửa ảnh, đó không phải là phép ma thuật gì đó biến những điều không tưởng thành sự thật. Một bức ảnh không thể nào đẹp được nếu bức ảnh gốc không đẹp được.

Và tốt nhất, bạn đừng nên chỉnh sửa quá mức bức ảnh của mình, nó giống như việc một cô gái bị trang điểm quá đậm vậy.

5. Không có gì sai khi bạn là một nhiếp ảnh gia không chuyên:

Là một nhiếp ảnh gia không chuyên không có nghĩa bạn kém tài năng hơn các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Có một sự thật rằng các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần dành rất nhiều thời gian để làm các công việc của họ, quảng bá sản phẩm, chỉnh sửa với các phần mềm và ít chú tâm vào các bức ảnh họ thực sự sử dụng. Các bức ảnh chủ yếu dành cho khách hàng chứ không phải cho bản thân họ. Từ đó các bức ảnh thiếu đi sự đam mê. Các nhiếp ảnh gia không chuyên có thể chụp bất kỳ những gì họ thích, bất kỳ điều gì mà họ cảm thấy ý nghĩa.

Kỹ thuật chụp ảnh

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!

Thứ Sáu, 17/06/2016 22:06
41 👨 1.332
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp ảnh - Quay phim