Những kiểu nhiễm độc chì khủng khiếp trong lịch sử
Trong lịch sử từng xuất hiện nhiều kiểu nhiễm độc chì nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người khiến chúng ta không khỏi khiếp sợ.
La Mã cổ đại
Theo nghiên cứu của nhà khoa học người Canada Jerome Nriagu thì hầu hết các vị hoàng đế La Mã thời xưa đều bị nhiễm độc chì nặng. Đây là kết quả có được sau khi Jerome Nriagu kiểm tra chế độ ăn uống của 30 vị hoàng đế La Mã từ năm 30 TCN - năm 220 sau Công nguyên.
Từ thời cổ đại, người La Mã đã sử dụng các vật dụng từ chì, đồng để đun nấu thức ăn, nấu rượu nho, làm mỹ phẩm hay ống nước. Chính điều này đã khiến các hoàng đế và người La Mã cổ đại bị mắc những căn bệnh kinh niên do nhiễm độc chì lâu ngày gây ra.
Thậm chí, nước ở sông Tiber có hàm lượng chì vượt mức cho phép 100 lần. Việc sử dụng nước nhiễm chì cũng là nguyên nhân khiến con người bị nhiễm độc mà họ không hề hay biết.
Theo kết quả nghiên cứu của Jerome Nriagu, nguồn nhiễm độc chính ở thời La Mã cổ đại là do chì trong thức ăn và rượu nho. Việc nhiễm độc chì khiến cho các hoàng đế La Mã chết trẻ và đây cũng là nguyên nhân có vai trò quan trọng khiến cho đế chế La Mã sụp đổ.
Nhiễm độc chì mạn tính
Nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven qua đời ở tuổi 57. Theo kết luận của y học thời bấy giờ thì ông chết do xơ gan và tràn dịch khoang bụng. Nhưng có rất nhiều giả thiết cho rằng, nhà soạn nhạc chết là do bị nhiễm độc chì.
Cho đến năm 2005, đã có bằng chứng xác thực về nguyên nhân cái chết của nhà soạn nhạc sau khi kết quả phân tích xương của Beethoven được công bố. Theo đó, lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần. Có lẽ mới là nguyên nhân chính gây nên cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài.
Nhưng, tại sao Beethoven bị nhiễm độc chì thì cho tới nay vẫn là một bí ẩn. Một số người cho rằng, rượu vang mà Beethoven thường xuyên uống chính là nguyên nhân. Bởi, rượu vang thời đó được lọc bằng mônôxit chì (PbO) dẫn đến nhà soạn nhạc nổi tiếng bị nhiễm độc chì lúc nào không hay. Nhưng, cũng có ý kiến khác cho rằng, nước chứa kết tủa chì mà Beethoven uống tại các suối nước nóng để chữa căn bệnh điếc của mình theo lời khuyên của các bác sĩ mới chính là nguyên nhân gây nhiễm độc chì cho nhà soạn nhạc.
Nhiễm độc chì từ rượu
Khi khai quật 17 bộ hài cốt nam từ nghĩa trang Bệnh viện Hải quân Hoàng gia ở Antigua, các chuyên gia đã rất bất ngờ khi phát hiện xương của 14 bộ trong số đó có lượng chì trong xương lên đến 13 - 336 ppm (80 ppm là nhiễm độc chì).
Vào thời xưa, các thành viên thủy thủ đoàn của Hải quân Hoàng gia được biên chế cho một lượng rượu nhất định. Đây là loại rượu mạnh bị nghi nhiễm độc chì được chưng cất ở Antiguan hồi thế kỷ 18 khiến các thùy thủ bị nhiễm độc theo. Chính vì vậy 17 người này được đem chôn cất ở Antiguan.

- 10 loại virus tàn phá khủng khiếp nhất lịch sử Internet
- Những chiếc điện thoại làm nên lịch sử
- Những tên tuổi hacker sừng sỏ nhất trong lịch sử
- Những vụ thâu tóm "hụt" trong lịch sử Apple
- Cổ phiếu Facebook cao nhất trong lịch sử
- Mỹ tịch thu lượng Bitcoin lớn nhất trong lịch sử
- Những vụ thâu tóm tệ nhất trong lịch sử Apple
-
Tìm thấy “lông khủng long” được bảo quản hoàn hảo trong miếng hổ phách
-
Hóa thạch cổ đại tiết lộ bộ hàm khó tin của loài cá mập sống ở kỷ Devon
-
Ai Cập: Tìm thấy 100 quan tài cổ và 40 bức tượng chạm khắc tinh xảo tại một trong những khu nghĩa trang cổ đại kỳ bí nhất thế giới
-
Phát hiện một đóa hoa thượng cổ 15 triệu năm tuổi
-
Khoảnh khắc Ai Cập mở nắp quan tài 2.600 năm tuổi, xác ướp còn nguyên
-
Phát hiện hóa thạch của cặp ruồi đang giao phối có niên đại 41 triệu năm