Những điều cần biết về thiết bị báo khói

Có thể nói, thiết bị báo khói là một trong những thiết bị an toàn có giá rẻ và khá cơ bản đối với mỗi căn hộ hiện nay. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích tới từ “vị thần hộ mệnh này”, bạn nên trang bị thêm cho mình những kiến thức cũng như một cái nhìn chính xác hơn về chúng.

Thiết bị báo khói và máy dò khói

Trước khi chúng ta đi sâu vào thảo luận về thiết bị báo khói, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải phân biệt được sự khác nhau giữa thiết bị báo khói và máy dò khói. Hai thuật ngữ này nhiều khi được sử dụng lẫn lộn, dẫn tới những hiểu nhầm về đặc điểm cũng như chức năng của cả hai thiết bị trên.

Thiết bị báo khói.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai “anh chàng” này đó là “thiết bị báo khói” là một thiết bị khép kín tất cả trong một, bao gồm cảm biến khói và chuông báo động được đặt trong cùng một không gian kín. Đây là những anh chàng mà bạn thường hay bắt gặp trong nhà ở hoặc các căn hộ.

Trong khi đó,anh chàng máy dò khói thường chỉ chứa trong mình cảm biến khói chứ không có thêm thiết bị nào khác. Do đó, bộ phận báo động là một đơn vị riêng biệt và toàn bộ hệ thống vận hành theo sự chỉ đạo của bộ điều khiển được đặt ở vị trí trung tâm. Bạn sẽ tìm thấy các hệ thống kiểu này trong các trung tâm thương mại, trong các khách sạn và bệnh viện…

Do vậy, về cơ bản, thiết bị báo khói là những thiết bị thường được sử dụng trong nhà ở, trong khi máy dò khói thường được dùng ở những nơi kinh doanh rộng lớn. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ sẽ tập trung tìm hiểu chủ yếu về các thiết bị báo khói ở các khu dân cư.

Có hai loại cảm biến khói khác nhau

Thật không may là không phải tất cả các thiết bị báo khói đều như nhau. Bởi quá trình phát hiện lửa và khói cần tới sự hiệp đồng hỗ trợ từ hai loại cảm biến khác nhau, đó là cảm biến “quang điện” và cảm biến “ion hóa”, và cả hai loại cảm biến này đều nhận dạng được nhiều loại khói và lửa khác nhau.

Cảm biến báo khói.

Tóm lại, các cảm biến quang điện có sở trường trong việc phát hiện các vụ cháy âm ỉ, đó là các vụ cháy chậm, không quá dữ dội, không tạo ra nhiều lửa. Trong khi các cảm biến cháy ion hóa là những chuyên gia trong việc phát hiện các đám cháy có tốc độ lan nhanh tạo ra nhiệt lượng lớn. Hai cảm biến này đều sử dụng công nghệ cảm biến khác nhau, do đó khả năng phát hiện các đám cháy của chúng cũng khác nhau.

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy những thiết bị báo khói được tích hợp cùng lúc cả hai loại cảm biến nêu trên. Nhưng trên thị trường cũng có vô vàn những thiết bị báo khói chỉ có một loại cảm biến. Do đó, nếu không có những kiến thức rõ ràng về các cảm biến khói, tốt nhất là bạn nên mua loại báo khói được tích hợp cả hai loại cảm biến.

Nếu bạn quan tâm đến một thiết bị báo khói thông minh như Nest Protect, thì hãy hiểu rằng loại này về mặt kỹ thuật chỉ bao gồm cảm biến quang điện. Tuy nhiên, lưu ý rằng cảm biến dùng trên loại này là loại "Split-Spectrum", cảm biến này rất nhạy cảm với cả hai loại đám cháy nêu trên.

Thiết bị báo cháy chạy điện và chạy pin

Ngoài các loại cảm biến khác nhau, chuông báo khói cũng có hai loại riêng biệt với hai kiểu kết nối nguồn khác nhau: Hoạt động bằng pin hoặc được kết nối với hệ thống điện trong căn nhà. Tốt nhất là bạn nên sử dụng loại thứ hai vì đâu phải lúc nào bạn cũng nhớ thay pin đúng định kỳ đúng không? Hơn nữa chúng cũng được kết nối với nhau, có nghĩa là nếu một báo động bị tắt, thì tất cả các báo động khác cũng sẽ ngừng hoạt động, và ngược lại.

Thiết bị báo khỏi điện và pin.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngôi nhà đều có hệ thống dây kết nối với máy báo khói, và đó là nơi các thiết bị hoạt động bằng pin chiếm ưu thế. Hơn nữa, những thiết bị này cũng dễ lắp đặt hơn vì bạn không cần phải mất thời gian xử lý hệ thống dây điện kết nối.

Lưu ý rằng trong mọi trường hợp trước khi mua nhà, hãy đảm bảo bạn nắm rõ được hệ thống báo khói của căn nhà là loại nào, tránh trường hợp mất thêm nhiều công sức và chi phí khi thay thế và nâng cấp hệ thống.

Thiết bị báo khói cũng có hạn sử dụng

Thiết bị báo khói cũng có hạn sử dụng.

Cũng như bao vật dụng khác, các thiết bị báo khói cũng trở nên kém hiệu quả sau một khoảng thời gian nhất định. Hiệp hội phòng cháy chữa cháy quốc gia khuyến nghị người dân nên thay thế hệ thống chuông báo khói sau mỗi 10 năm. Bởi sau thời gian dài sử dụng hiệu quả hoạt động của các cảm biến cũng giảm đi rõ rệt. Điều này cũng xảy ra trên cả các hệ thống báo khói thông minh đắt tiền. Theo một trong những khuyến nghị hàng đầu của NFPA về việc thay thế thiết bị báo khói, Nest cho biết rằng hầu hết các máy dò khí CO cần phải được thay thế sau 5-7 năm, do đó, bạn nên lên kế hoạch thay thế toàn bộ thiết bị thường xuyên theo chỉ định.

Vị trí đặt thiết bị báo khói

Đối với những người lần đầu tiên lắp đặt hệ thống báo khói, họ thường có xu hướng chọn vị trí lắp đặt theo cảm tính, nơi mà họ cho là đẹp. Tuy nhiên, rất có thể ngôi nhà sẽ phải cần nhiều máy báo khói hơn bạn nghĩ.

Vị trí đặt thiết bị báo khói.

Theo ấn bản mới nhất của bộ những quy định về lắp đặt các thiết bị báo cháy NFPA 72. Các thiết bị báo cháy nên được lắp đặt bên trong cũng như bên ngoài mỗi phòng ngủ, (như hành lang, nơi kết nối nhiều căn phòng với nhau), và trên mọi tầng của ngôi nhà, bao gồm cả tầng hầm.

Có một điều cũng quan trọng không kém đó là bạn nếu bạn lắp đặt các thiết bị báo khói trên tường thì chúng nên cách trần nhà không quá 12 inch (vì khói bốc lên), cũng như không nên lắp đặt chúng gần cửa ra vào, cửa sổ hoặc lỗ thông hơi nơi các luồng khí có thể gây trở ngại tới khả năng phát hiện khói của thiết bị.

Xem thêm:

Thứ Hai, 06/08/2018 17:17
31 👨 1.515
0 Bình luận
Sắp xếp theo