Sẽ có 'Mặt Trăng đen’ vào hôm nay, Việt Nam quan sát được

Vào hôm nay (ngày 5/5), Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng tối ngoài của Trái Đất tạo ra nguyệt thực nửa tối. Hiện tượng thiên văn thú vị này không khiến Mặt Trăng biến mất mà chỉ trông mờ hơn.

Cụ thể, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 22h15 ngày 5/5 (giờ Hà Nội) sẽ đạt cực đại lúc 0h24 ngày 6/5 và kết thúc lúc 2h32 cùng ngày, khi Mặt Trăng ra khỏi bóng của Trái Đất.

Ước tính có tới gần 84% dân số toàn cầu có thể quan sát nguyệt thực nửa tối, bao gồm Việt Nam.

Khi Mặt Trăng lọt vào bóng tối hoàn toàn của Trái Đất (Umbra) sẽ tạo ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu), khi đi vào khu vực nửa tối (Penumbra) sẽ tạo ra nguyệt thực nửa tối và nằm giữa hai vùng trên sẽ tạo ra nguyệt thực bán phần. Ảnh đồ họa từ NASA.
Khi Mặt Trăng lọt vào bóng tối hoàn toàn của Trái Đất (Umbra) sẽ tạo ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu), khi đi vào khu vực nửa tối (Penumbra) sẽ tạo ra nguyệt thực nửa tối và nằm giữa hai vùng trên sẽ tạo ra nguyệt thực bán phần. Ảnh đồ họa từ NASA

Khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ chặn ánh sáng chiếu xuống vệ tinh tự nhiên duy nhất của nó. Khi đó, bóng của Trái đất đổ bóng lên Mặt Trăng.

Khi Mặt trăng đi vào vùng tối toàn phần, nó sẽ chuyển sang màu đỏ - được tạo nên bởi sự tán xạ ánh sáng của khí quyển Trái Đất tạo ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn gọi là "trăng máu".

Khi Mặt trăng đi vào vùng bên ngoài sáng hơn của bóng Trái Đất, gọi là vùng nửa tối (penumbra), nó như được che phủ bởi một lớp voan đen chứ không biến mất hoàn toàn. Hiện tượng này được gọi là “Mặt trăng đen”.

Với nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng chỉ hơi tối đi và vẫn có ánh sáng trắng bạc do đó việc quan sát không không thật sự dễ dàng.

Nguyệt thực hoàn toàn vô hại cho mắt nên người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường nhưng nếu có công cụ hỗ trợ sẽ tốt hơn và rõ ràng hơn.

Để có thể quan sát được hiện tượng thiên văn này, đừng quên quan sát trước tình hình thời tiết, chọn trí quan sát có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm, ít ánh đèn nhân tạo chiếu thẳng vào mắt.

Thứ Sáu, 05/05/2023 07:47
4,26 👨 1.591
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ