Nghiên cứu cho thấy hào phóng sẽ giúp bạn sống hạnh phúc hơn

Những lợi ích của lối sống phóng khoáng.

Hàng ngày, chúng ta phải đứng trước lựa chọn nên chi tiêu như thế nào với những đồng tiền của mình. Cho dù là cân nhắc về việc thanh toán hóa đơn ăn trưa cho cả nhóm hay băn khoăn về đề nghị quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện thì ai cũng phải đối mặt với một suy nghĩ rằng có nên tiêu tiền một cách hào phóng?

Một vài nghiên cứu trước đây đưa ra giả thuyết về việc chi tiêu cho người khác có thể cải thiện hạnh phúc. Tuy nhiên, liệu rằng nó có thể cải thiện sức khỏe thể chất hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Đã có bằng chứng cho thấy bỏ thời gian giúp đỡ người khác về mặt tinh thần có thể cải thiện thể lực nhưng chưa có nghiên cứu đề cập đến việc giúp đỡ bằng tiền bạc. Chính vì vậy, tôi cùng các đồng nghiệp tại trường Đại học British Columbia đã quyết định tiến hành một thử nghiệm kiểm tra liệu rằng việc tiêu tiền cho những người gặp khó khăn hơn liệu có thể giúp giảm huyết áp?

Nghiên cứu này đã được chúng tôi đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học sức khỏe vào tháng 12 năm 2015.

Hào hóng

1. Người hay giúp đỡ người khác có thể có sức khỏe tốt hơn

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1999 khảo sát tác động có thể của hoạt động tình nguyện đối với tỷ lệ tử vong đã cung cấp một số bằng chứng ban đầu về mối liên hệ giữa việc giúp đỡ người khác và sức khỏe thể chất. Trong nghiên cứu này, những người tham gia có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên và được yêu cầu cung cấp thông tin về số lượng các tổ chức mà họ đã từng giúp đỡ đi kèm lượng thời gian mà họ dành cho các hoạt động tình nguyện. Sau đó, họ được chuyển sang quá trình kiểm tra thể chất.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát một vài nhân tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của những người tham gia trước khi nghiên cứu bắt đầu và thái độ sẵn sàng trợ giúp mọi người của họ. Kết quả cho thấy, họ có xác suất còn sống sau 5 năm cao hơn nhóm người không giúp đỡ người khác lên đến 44%.

Trong một nghiên cứu gần đây hơn, các chuyên gia cũng đã thực hiện đo huyết áp và đánh giá hoạt động tình nguyện của những người tham gia, một lần lúc tập hợp các thành viên và lần thứ hai là 4 năm sau đó. Kết quả, họ tìm thấy bằng chứng thể hiện những người già đã tham gia tình nguyện tối thiểu 200 giờ trong 12 tháng trước lần đo huyết áp đầu tiên có ít khả năng phát triển chứng huyết áp cao vào 4 năm sau so với những người còn lại (không tham gia hoạt động tình nguyện).

Một nghiên cứu bổ sung khác cũng cho rằng hoạt động tình nguyện phần nào có liên kết tới sức khỏe thể chất nhờ giúp chống căng thẳng và ngăn ngừa suy giảm khả năng vận động, chẳng hạn như tốc độ di chuyển hay sức mạnh của cơ thể.

2. Cho người khác tiền có thể làm giảm huyết áp

Tình nguyện

Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã phát cho 128 người có độ tuổi từ 65 đến 85 tuổi, mỗi người 40 USD/người/tuần trong vòng 3 tuần. Đồng thời, lựa chọn ngẫu nhiên một nửa số người tham gia sẽ chi tiêu số tiền đó chỉ cho bản thân họ (tiêu hết trong 1 ngày và yêu cầu giữ lại các hóa đơn mua sắm), còn nửa còn lại sẽ dành tiền giúp đỡ những người khác.

Chúng tôi cũng tiến hành đo huyết áp của họ trước, trong và sau khi chi tiêu số tiền đó. Sở dĩ chọn tiêu chí huyết áp bởi vì theo Tổ chức Y Tế Thế giới, bị huyết áp cao kinh niên là nguyên nhân của 7,5 triệu cái chết sớm mỗi năm. Do vậy, nó có liên quan mật thiết với các biểu hiện lành mạnh của sức khỏe.

Kết quả, chúng tôi đã phát hiện thấy, những người tham gia mà trước đó đã được chẩn đoán có chỉ số huyết áp ở mức cao (N=73) thì sau khi cho người khác tiền đã thuyên giảm đáng kể mức huyết áp trong suốt quá trình diễn ra cuộc thử nghiệm. Điểm mấu chốt là hiệu quả của các tác động này có thể so sánh với những lợi ích nhận được khi dùng thuốc hạ huyết áp hay thường xuyên tập thể dục.

Ngược lại, những người tham dự trước đó được chuẩn đoán có mắc chứng cao huyết áp và thuộc nhóm được yêu cầu chỉ chi số tiền ban đầu cho mình thì không hề có biểu hiện thay đổi nào về huyết áp cả.

3. Người được bạn chi tiền cũng có ý nghĩa quan trọng

Sống phóng khoáng

Điều hấp dẫn đó là một bằng chứng tạm thời cho thấy cách mà một người giúp đỡ người khác bằng tiền bạc có ý nghĩa đối với việc đẩy mạnh những lợi ích của thói quen chi tiêu hào phóng. Chúng ta dường như nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc dành tiền cho những người mà mình thấy thân thiết nhất. Điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu trước đó rằng thông thường, một người cảm thấy hài lòng khi tiêu tiền cho gia đình và bạn bè thân một cách không tính toán.

Chẳng hạn như người đầu tiên tham gia trong nghiên cứu của chúng tôi là một cựu chiến binh. Ông đã quyên góp tiền vào việc xây dựng một trường học nhằm mục đích tôn vinh một người bạn đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam hay một người phụ nữ đã ủng hộ tiền cho một tổ chức từ thiện mà đã giúp cháu gái của mình thoát khỏi chứng biếng ăn.

Hiển nhiên, vẫn còn rất nhiều điều chưa có câu trả lời, chẳng hạn như một người nên chi tiêu cho người khác trung bình bao nhiêu và bằng cách nào để có thể nhận được những lợi ích sức khỏe lâu dài. Ngoài ra, sự hào phóng không phải lúc nào cũng có có lợi. Nó chỉ phát huy hiệu quả khi những phí tổn đó nằm trong giới hạn chịu đựng của bạn.

Về tác giả: Kết quả nghiên cứu được chia sẻ bởi Ashley Whillans - Nghiên cứu sinh tại Khoa tâm lý sức khỏe và xã hội thuộc trường Đại học British Columbia.

Thứ Ba, 16/08/2016 09:21
51 👨 1.048
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống