Nếu muốn ứng dụng tự động ngừng update trên Google Play, hãy đọc bài viết này
Thông thường các ứng dụng mà bạn tải và cài đặt trên Google Play sẽ tự động update (cập nhật) khi có sẵn các bản update để khắc phục các lỗi và để người dùng có cơ hội trải nghiệm thêm các tính năng mới.
Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân khiến thiết bị Android ngày một "chậm" dần và nếu bạn đang sử dụng dữ liệu di động thì quả thật là điều khủng khiếp vì việc tự động cập nhật ứng dụng sẽ "ngốn" một lượng dữ liệu di động không nhỏ. Do đó tốt hơn hết là bạn nên vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật ứng dụng đi để thiết bị hoạt động nhanh hơn. Hoặc nếu không bạn có thể thiết lập tự động cập nhật ứng dụng khi có kết nối Wifi.
1. Vô hiệu hóa tự động update ứng dụng trên Google Play
Để vô hiệu hóa tự động update (cập nhật) ứng dụng trên Google Play, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Mở ứng dụng Google Play trên thiết bị của bạn, sau đó nhấn chọn biểu tượng 3 dòng gạch ngang ở góc trên cùng bên trái màn hình, chọn Settings.
2. Trên cửa sổ Play Store Settings, nhấn chọn tùy chọn Auto-updates apps.
3. Lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ popup Auto-update apps. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy 3 tùy chọn là:
- Do not auto-update apps
- Auto-update apps at any time. Data charges may apply
- Auto-update apps over Wi-Fi only
4. Để vô hiệu hóa tự động cập nhật ứng dụng trên Google Play Store, bạn nhấn chọn tùy chọn Do not auto-update apps trên cửa sổ popup. Lưu ý, khi đã lựa chọn tùy chọn này bạn sẽ phải update (cập nhật) tất cả ứng dụng bằng tay.
Nếu vẫn muốn ứng dụng tự động update (cập nhật) khi có kết nối Wifi, bạn chọn tùy chọn Auto-update apps over Wi-Fi only.
2. Update (cập nhật) ứng dụng bằng tay trên Google Play Store
1. Để update (cập nhật) ứng dụng bằng tay, đầu tiên bạn mở ứng dụng Google Play trên thiết bị Android của mình, sau đó nhấn chọn biểu tượng 3 dòng gạch ngang ở góc trên cùng bên trái nàn hình ứng dụng, nhấn chọn My Apps & games.
2. Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị tab có các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị của bạn và danh sách cá ứng dụng bạn đã tải về. Tại danh sách Installed bạn sẽ nhìn thấy các ứng dụng được chia làm 3 mục: Updates, Recently updated and Up-to-date.
3. Nếu ứng dụng nào có bản update mới được liệt kê ở đầu danh sách, bạn có thể lựa chọn cài đặt bản update bằng cách nhấn chọn nút Update All ở góc trên cùng.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
Chúc các bạn thành công!

- Chạy các ứng dụng tự động trên ổ USB
- Phát hiện ứng dụng Android mã độc trên Google Play
- 1.000 ứng dụng lừa đảo trên Google Play trong tháng 8
- Nếu muốn trở thành game thủ xuất sắc khi chơi Agar.io, hãy đọc bài viết này
- Muốn biết máy tính của bạn có hỗ trợ USB 3.0 hay không, hãy đọc bài viết này
- Muốn gỡ bỏ quảng cáo trên web - Social 2 Search Ads, hãy đọc bài viết này
- Nếu không tin điểm yếu có thể trở thành điểm mạnh, hãy đọc bài viết này
-
Lên đồ Xayah DTCL mùa 4.5, build Xayah Đấu Trường Chân Lý 4.5
-
5 lý do khiến máy rửa bát rửa không sạch và cách khắc phục
-
Trắc nghiệm Tin học 10 bài số 8
-
Cách thiết lập nhiều tài khoản trên Apple TV
-
Undercut là gì? 19 kiểu tóc undercut đẹp và sành điệu cho nam
-
Cách tìm địa chỉ IP router trên mọi nền tảng
-
Cách tạo thông báo sạc pin Android bằng Battery Sound Notification
-
Cách sử dụng ZArchiver để nén và giải nén tệp trên Android
-
Top launcher Android tốt nhất 2021
-
Các ứng dụng bàn phím Android tốt nhất
-
Cách xem ứng dụng nào đang truy cập camera và micro trên smartphone Android
-
Cách đếm ngược thời gian trên điện thoại bằng Memory Timer