Nếu muốn thông minh hơn, hãy thực hiện 25 điều sau mỗi ngày!

Không ít người trong chúng ta cho rằng chỉ có những người có chỉ số IQ cao mới được xem là thông minh. Bên cạnh đó, thực tế vẫn có rất nhiều phương thức tiềm năng khác để nâng cao khả năng nhận thức của một người và giúp bạn trở nên thành thạo hơn trong công việc cũng những các mục tiêu cá nhân khác.

Nếu muốn thông minh hơn, hãy thực hiện 25 điều sau mỗi ngày!

Với đủ sự quyết tâm và động lực, ai trong số chúng ta cũng có thể nâng cao trí tuệ, mở rộng tầm hiểu biết và trở nên thông minh hơn. Nếu biết lồng ghép những thói quen mới vào hoạt động thường nhật cùng với sự kích thích phù hợp thì bạn có thể giúp não bộ của mình nhạy bén hơn và khích lệ bản thân đối mặt với những thử thách mới mỗi ngày.

Não bộ khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Danh sách dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 25 hoạt động tốt nhất dành cho não bộ trong cuộc sống hàng ngày. Mời mọi người tham khảo!

1. Tìm kiếm sự mới lạ

Để tạo ra “nếp nhăn” mới và tăng cường trí não, điều quan trọng là bạn phải liên tục cập nhật cho não bộ những thông tin và kinh nghiệm mới của cuộc sống. Thời gian đầu, những thói quen này có vẻ vô ích nhưng sau bạn sẽ nhận thấy bản thân mình đang tìm kiếm sự tĩnh tâm, những khoảnh khắc yên tĩnh một mình.

2. Ghé thăm những địa điểm mới

Ghé thăm những địa điểm mới

Cho dù bạn làm việc ở một quán cà phê mới, đi làm bằng một con đường khác hoặc thậm chí đi du lịch đến một thành phố khác đều tốt cho não bộ. Thật khó để nhận ra được sự khác biệt ngay tức thì bởi ban đầu bạn sẽ cảm thấy khá kỳ lạ. Chẳng hạn, tại quán cà phê mới bạn không thể gọi đồ uống như ‘bình thường” mà thay vào đó, bạn phải xem qua menu, chọn một thức uống bạn chưa dùng bao giờ và đưa ra quyết định.

Mặc dù điều này khá đơn giản, nhưng mọi người luôn thích làm những thói quen thường ngày của bản thân. Chúng ta muốn biết những gì mà bản thân mong đợi. Khi đặt chân đến một đất nước khác, cả ngôn ngữ, con người, phong tục lẫn văn hóa đều lạ lẫm với chúng ta. Việc hòa nhập với nhịp độ sống khác khiến não bộ phải hoạt động liên tục để thích nghi với hoàn cảnh và thách thức mới. Học cách giao tiếp vượt qua rào cản ngôn ngữ khiến cho bộ não luôn sáng tạo để thể hiện cảm xúc cũng như nhu cầu của bản thân. Nghe một thể loại âm nhạc mới, ăn các loại thực phẩm chưa từng thử hoặc tham gia giao thông ở nước ngoài đều là những hoạt động giúp não bộ thích nghi với hoàn cảnh mới.

3. Không ngừng học tập

Giáo dục cho người trưởng thành là một trong những đầu tư quan trọng nhất về thời gian, tiền của lẫn công sức. Trong khi giáo dục là điều quan trọng ở lứa tuổi nhỏ và vị thành niên thì người trưởng thành dường như không xem trọng việc học tập những kỹ năng mới. Hãy để bản thân thử thách với một lớp học mới và thỏa thích sáng tạo. Tự nguyện học hỏi chính là tự tạo cơ hội tốt nhất cho não bộ thông minh hơn.

4. Thường xuyên đọc và xem tin tức

Đây là một hoạt động duy trì sự xuất hiện thói quen trong khi nuôi dưỡng một não bộ khỏe mạnh. Hãy dành nửa tiếng mỗi sáng hoặc mỗi tối để đọc báo và xem tin tức sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Cập nhật thông tin mới là một thói quen tốt hàng ngày. Tin tức mang lại những chủ đề thú vị để cân nhắc và lưu lại những thông tin mới bên trong não bộ.

5. Đọc sách

Đọc sách

Đọc sách là cách đơn giản nhất cho hoạt động của não bộ. Việc đọc sách được hỗ trợ thực tiễn bởi từ vựng mới, trình bày về cách sử dụng ngữ pháp phù hợp và văn phong độc đáo. Tuy nhiên, đây chỉ là một nửa sự kỳ diệu của việc đọc sách mà thôi.

Cho dù bạn đọc tiểu thuyết, văn xuôi, văn học lịch sử hay thơ ca, thì việc đọc sách tạo cơ hội mường tượng ra bức tranh lớn giữa văn học và đời thực. Bằng cách này, đọc sách là một cách giúp cho bộ não được “chu du” đến một vùng đất mới. Sự tưởng tượng của bạn hoạt động để tạo ra con người, cảnh vật và hành động từ những con chữ trên các trang giấy kia giúp não bộ “ghi chép” và thấu hiểu tất cả những thông tin được thu nạp.

6. Làm việc theo cách khác

Nơi làm việc cũng giống như một bức tranh để tô vẽ nên sự trải nghiệm mới. Bất kể công việc của bạn là gì thì mỗi người trong chúng ta đều có cùng một khoảng thời gian hoặc cơ hội cho bản thân để thỏa sức sáng tạo, giải quyết vấn đề theo cách khác và đưa ra ý tưởng mới cho nhóm của mình. Thay vì nhấn mạnh vào mỗi vấn đề mới, điều quan trọng bạn cần làm là thư giãn và bắt đầu tưởng tượng những lựa chọn khác để đạt được mục tiêu cuối cùng.

7. Thử thách bản thân

Thử thách bản thân

Giống như người cử tạ phải tập cơ nhiều, mỗi ngày bạn phải “tập thể dục” cho não bộ để vượt qua giới hạn hiện tại của nó. Như Albert Eistein đã từng nói: “Bạn không nên theo đuổi những mục tiêu dễ dàng đạt được. Chỉ những ai nỗ lực hết mình mới có thể đạt được những điều tưởng chừng như không thể”.

Câu trích dẫn bên trên đã bao gồm đầy đủ những gì mà bộ não có thể làm. Khi tập trung nghiêm túc làm việc, bộ não sẽ khiến ta bất ngờ với kết quả nhận được. Đánh giá thấp bản thân sẽ khiến bạn rời xa thành công hơn vì khi con người ta tin vào năng lực của mình thì họ mới đủ sức để làm tốt hơn những gì mà họ nghĩ.

8. Luyện tập não bộ

Các tổ chức giống như Lumosity thường cung cấp những bài tập tuyệt vời cho não bộ. Với những câu đố hay trò chơi được thiết kế để làm tăng sức chịu đựng, Lumosity được tạo ra để thử thách não bộ và những kết nối mới. Một nhóm các nhà thần kinh học tại trường Đại học California Berkeley đã phát triển chương trình này để tạo sự kích thích não bộ hoạt động thích ứng với môi trường hoàn toàn mới. Có rất nhiều câu chuyện thành công nhờ vào kết quả của cuộc thử nghiệm này.

9. Tự đưa ra 5 lý do khi gặp rắc rối

Tự đưa ra 5 lý do khi gặp rắc rối

Một trong những phương thức "chuẩn" nhất để giải quyết vấn đề chính là tự đặt ra 5 câu hỏi để tìm ra gốc rễ của vấn đề. Đặt câu hỏi sẽ khiến não bộ hoạt động tìm câu trả lời. Thay vì lo lắng về rắc rối sẽ gặp phải, hãy luôn tự hỏi mình câu hỏi tại sao lại như vậy.

10. Tránh dùng các thiết bị công nghệ để não bộ được nghỉ ngơi

Công nghệ đã đem lại nhiều sự tuyệt vời cho thế giới hiện đại ngày nay nhưng nó cũng hạn chế năng lực giải quyết vấn đề của não khi phải thích ứng với một môi trường mới hay khả năng giải quyết những vấn đề đơn giản chẳng hạn như giải một bài toán. Thử đi xa mà không dùng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Làm một bài toán đại số mà không cần dùng máy tính bỏ túi. Hãy khiến cho não bộ tự làm việc, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn.

11. Thúc đẩy sự sáng tạo

Thúc đẩy sự sáng tạo

Việc vẽ bằng tay ở các trường học mẫu giáo không chỉ là một hoạt động vui chơi mà nó còn giúp trí não tự đưa ra cách giải quyết vấn đề. Tư duy nghệ thuật tạo ra cơ hội mới để tìm những cách giải quyết mới cũng như sự thư thái cho bản thân.

Sự hòa quyện giữa các yếu tố từ cá nhân đến môi trường làm việc chuyên nghiệp cho phép con người tỏa sáng và đem lại sự cách tân cho bản thân cũng như trở thành nhà lãnh đạo sáng tạo. Hãy tìm cách đưa sự sáng tạo vào các công việc nhàm chán hàng ngày.

12. Vẽ phác họa

Bạn không cần phải là một họa sĩ để đánh giá tác phẩm nghệ thuật, mà chỉ đơn giản là dùng cách độc đáo để phát triển não bộ thông qua vẽ. Ngoài việc nuôi dưỡng sự kết hợp cơ bản giữa tay và mắt, nó sẽ gửi đến hệ thống thần kinh giúp lưu trữ trí nhớ một cách sinh động và lâu dài hơn. Từ hình vẽ đơn sơ trên bản nháp đến chân dung bằng bút chì, vẽ là hoạt động bổ ích cho não bộ.

13. Vẽ

Vẽ tranh khó hơn vẽ phác thảo bởi nó khiến não phải hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, khác với bản phác thảo thì bản vẽ cần có sự kết hợp hài hòa về màu sắc để kích thích não bộ. Những người vẽ tranh thường phải cảm nhận về mọi thứ xung quanh mình. Vẽ cũng là cách khuyến khích con người chú ý đến từng chi tiết nhỏ của cuộc sống. Tạo sự tập trung cho não bằng cách này sẽ khiến nó đạt đến một cảnh giới của sự tập trung cao hơn.

14. Chơi một loại nhạc cụ

Chơi một loại nhạc cụ

Học cách chơi một loại nhạc cụ cũng đem lại lợi ích không tưởng cho não bộ. Sự phối hợp giữa tay và mắt, trí nhớ, sự tập trung và kỹ năng toán học đều được cải thiện qua việc chơi nhạc cụ. Có một số loại nhạc cụ khó học hơn những loại khác nhưng bất kỳ nhạc cụ nào cũng giúp tăng cường và cải thiện hoạt động nhận thức cho não bộ.

Từ việc khiến các ngón tay phải di chuyển linh hoạt trên phím piano để tạo ra âm thanh thì nó khiến não bộ phải hoạt động cùng lúc để tạo thành một bản nhạc.

15. Viết

Cũng giống như đọc sách, viết giúp tăng cường vốn từ vựng, kỹ năng ngữ pháp và sử dụng đúng cú pháp. Viết giúp não bộ lưu trữ thông tin hiệu quả và thúc đẩy kỹ năng trí nhớ tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên thường xuyên ghi chép bằng tay đạt điểm tốt hơn trong các kỳ kiểm tra. Việc viết buộc con người phải để tâm đến kinh nghiệm, trí nhớ… đó là sự kết hợp làm tăng khả năng hoạt động não.

16. Đóng vai người khác

Đóng vai người khác

Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu được suy nghĩ của họ. Đối với việc cố gắng tạo ra ý tưởng mới, đóng vai người khác có thể giúp não bộ hoạt động tìm ra những ý tưởng độc đáo và giải quyết những vấn đề khó khăn.

17. Làm việc với người khác

Mặc dù chỉ số thông minh rất quan trọng nhưng chỉ số cảm xúc cũng đóng vai trò thiết yếu cho sự thành công. Tương tác với người khác giúp cho con người ta mở mang tầm nhìn, nắm bắt tư tưởng mới cũng như nhận ra sự mới lạ từ cách nhìn nhận của người khác.

Ai cũng phải đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Những người thông minh thường thích một mình bởi nó có thể bảo vệ họ khỏi sự đánh giá cay nghiệt từ người khác. Tuy nhiên, sự không thoải mái này lại rất cần thiết cho những ai thực sự thông minh bởi nó khiến họ vượt ra khỏi giới hạn của bản thân. Khi bạn tin rằng mình đã có câu trả lời, hãy bắt đầu tranh luận để thể hiện quan điểm của mình.

Cho dù bạn làm việc trực tiếp hoặc thông qua phương tiện công nghệ, hãy hợp tác cùng đồng nghiệp và bạn bè của mình để chia sẻ kinh nghiệm và sự khôn ngoan. Những người mới, ý tưởng mới sẽ truyền cảm hứng cho bạn và tạo ra một môi trường kích thích não bộ hoạt động. Bằng cách tạo mạng lưới chia sẻ ý tưởng, não bộ bắt đầu phát triển một mạng lưới mới để xây dựng và thực hiện các khái niệm sáng tạo.

18. Nói chuyện với những người thú vị

Nói chuyện với những người thú vị

Ai cũng có cuộc sống của riêng mình. Mỗi người đều đưa ra một thông tin thú vị, lưu trữ câu chuyện theo cách khác nhau và kết thúc một ngày theo cách mà họ muốn. Điều này tạo ra sự kết hợp cần thiết cho não bộ. Mặc dù ai cũng nghĩ là mình có phương pháp hay nhất thì tại sao không tiếp thu quan điểm của người khác để học tập các giải pháp và kỹ thuật mới cho cả vấn đề cá nhân và chuyên môn.

Cho dù cuộc đối thoại về tôn giáo, tài chính, chính trị hoặc chế độ ăn kiêng, mọi người nên là người biết lắng nghe. Lắng nghe người khác cũng là một thử thách, vì não bộ cũng cần có sự kỷ luật.

19. Làm việc nhóm

Môi trường hợp tác là điều cần thiết để tăng cường hoạt động não bộ. Một số người thích làm việc độc lập khi họ bị buộc phải tham gia vào môi trường làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, những cá nhân độc lập này rất thông minh và có thể có nhiều ích lợi hơn khi làm việc theo nhóm.

Theo cuốn sách “Where Good Ideas Come From” (tạm dịch: "Ý tưởng đến từ đâu") của tác giả Steve Johnson, hãy tập trung vào lợi ích từ việc hợp tác với đồng đội để phát triển ý tưởng chính và tạo ra những chiến lược hiệu quả hơn. Môi trường làm việc hiện đại thường chuyển sang tiếp cận theo hướng này.

20. Tăng cường sức khỏe thể chất

Tăng cường sức khỏe thể chất

Cơ thể khiến cho não bộ hoạt động vì vậy hãy khiến cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Thiếu động lực, mệt mỏi về tinh thần và không có cảm hứng thường liên quan đến luyện tập thể dục, chế độ ăn uống và kém tập trung.

21. Tập thể dục

Những nghiên cứu gần đây cho thấy người thường xuyên tập thể dục có chỉ số IQ cao hơn. Ngoài việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, những người tập thể dục thực sự kích thích sự phát triển của tế bào não. Một quá trình gọi là sự phát triển thần kinh diễn ra trong quá trình luyện tập nghiêm ngặt, làm tăng sự sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh. Với các tác dụng phụ như tăng dopamine, người hay tập thể dục sẽ ít bị căng thẳng, tập trung tốt hơn và nhiều năng lượng hơn.

22. Theo đuổi một môn điền kinh

Theo đuổi một môn điền kinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ hiếu động thường học tốt hơn ở trường và có cơ hội tiếp tục học tốt hơn sau khi tốt nghiệp trung học. Mặc dù các hoạt động thể thao có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào thời điểm đó, nhưng lợi ích chung của hoạt động thể lực tốt cho tương lai của bạn.

Cho dù bạn đang tìm kiếm một thứ gì đó như bóng rổ, chạy, đẩy tạ hoặc thử một cái gì đó mới mỗi ngày, việc duy trì một thói quen thể thao là rất quan trọng cho sức khỏe não bộ.

23. Thiền định

Kiểm soát và để não bộ thư giãn cũng quan trọng như các hoạt động khác, chẳng hạn chơi nhạc cụ hay giải câu đố. Các bác sĩ đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc thư giãn não bộ trong nhiều năm và kết quả rất ấn tượng. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, tiến sĩ Richard Davidson tại trường Đại học Wisconsin hợp tác với Dalai Lama nghiên cứu điều gì sẽ xảy ra với não bộ trong lúc thiền định.

Thiền định siêu việt (Transcendental meditation) mang lại kết quả ấn tượng cho não bộ. Những người đấu tranh với sự sợ hãi, lo lắng, trầm cảm và các bệnh tâm thần khác nên thử nghiệm thiền định để giữ bình tĩnh và phát triển ý thức tập trung mạnh mẽ hơn.

24. Duy trì chế độ dinh dưỡng

Duy trì chế độ dinh dưỡng

Trẻ em và người lớn quan tâm đến việc tăng cường hoạt động não bộ nên bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống thường ngày. Nghiên cứu từ trường Đại học Bristol ở Anh cho thấy mối liên quan giữa chế độ ăn uống không lành mạnh và lượng IQ thấp ở trẻ. Để bắt đầu đảo ngược các khuynh hướng không lành mạnh, hãy thử cắt giảm lượng chất béo dư thừa, đường và thức ăn nhanh, hãy bắt đầu ăn thêm nhiều rau, trái cây và thịt nạc.

Ngoài ra, còn có một số thức uống bất thường được chứng minh giúp não bộ hoạt động. Trà xanh Matcha, cacao nóng nguyên chất và trà Gingko Biloba đều có ích lợi cho não bộ. Một số nhà khoa học cho biết trà Gingko Biloba giúp cung cấp đầy đủ máu cho não bộ và cải thiện tuần hoàn.

25. Chủ động học tập

Hãy để trẻ bắt đầu với các trò chơi video tương tác, nhảy dây, tung hứng và các hoạt động khác để nuôi dưỡng kích thích não bộ. Chơi nhạc cụ, hoạt động thể chất hoặc giải câu đố Sudoku để não bộ hoạt động. Các bậc phụ huynh, hãy nhớ tham gia cùng con.

Tạo các thói quen hàng ngày để thúc đẩy hoạt động não bộ khỏe mạnh, không nhất thiết phải cần lời khuyên từ một nhà thần kinh học. Mặc dù nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục nhưng làm tăng hoạt động não bộ có thể được thực hiện bằng một vài bước cơ bản. Hãy chú ý về thời gian và năng lượng của bản thân để bắt đầu một ngày làm việc thật thông minh và hiệu quả nhé.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 17/01/2018 16:41
44 👨 7.969
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc