Nếu con người "chiếm" hệ Mặt Trời 2.0, thì cuộc sống ở đó khác gì so với Trái Đất?

Mới đây, các nhà khoa học tại NASA đã phát hiện ra 7 hành tinh trong Hệ Mặt Trời 2.0 - Trappist-1 có kích thước tương đương với Trái Đất và nằm trong vùng có thể duy trì sự sống. Đây được đánh giá là một bước nhảy vọt trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Trappist-1 là một ngôi sao lùn đỏ thuộc chòm sao Bảo Bình, cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng. Nó có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt Trời rất nhiều.

7 hành tinh xoay quanh Trappist-1 đều nằm ở khu vực có mức nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp, có thể duy trì sự sống.

7 hành tinh giống hệt Trái đất trong "hệ Mặt trời 2.0"

Giả sử những hành tinh này thực sự có thể duy trì sự sống thì cuộc sống trên đó sẽ như thế nào?

  • Tại đây, Mặt Trời không bao giờ lặn hoặc mọc trên một hành tinh thuộc Trappist-1. Một nửa hành tinh luôn là ban ngày và nửa còn lại luôn là ban đêm.
  • Một năm trên đây chỉ kéo dài từ 1 - 20 ngày.
  • Bầu trời sẽ không bao giờ quá sáng và luôn có màu đỏ cam giống như hoàng hôn ở Trái Đất. Do Mặt Trời phủ bóng mờ lớn gấp 6 lần và ánh sáng mắt bạn thu được từ ngôi sao này chỉ bằng 0.5% so với khi ở Trái Đất.
  • Do vẫn nhận được số năng lượng gần bằng với Trái Đất nên những hành tinh này vẫn rất ấm áp.
  • Nếu có cây cối mọc trên đó sẽ có màu đen hoặc đỏ.

Bầu trời lúc nào trông cũng giống hoàng hôn

"Đổ bộ" lên Trappist-1.

Tất cả mới chỉ giả thuyết, ngày mà con người đặt trên được lên đây còn rất xa vời.

Thứ Tư, 01/03/2017 16:48
31 👨 739
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ