NASA truyền hình trực tiếp sự kiện tàu thăm dò Cassini tự hủy trên sao Thổ vào 17h32 chiều nay, chúng ta có thể xem

Tàu thăm dò Cassini của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đâm vào bầu khí quyển của sao Thổ “tự sát” và nổ tung vào lúc 17h32 ngày 15/9.

Tàu vũ trụ Cassini là một phần của phi thuyền Cassini-Huygens do NASA hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ của Ý thực hiện.

Tàu vũ trụ Cassini là một phần của phi thuyền Cassini-Huygens

  • Ngày 15/10/1997, Cassini-Huygens được phóng vào không gian.
  • Ngày 1/7/2004 Cassini-Huygens đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ, sau chuyến hành trình liên hành tinh dài 7 năm.
  • Ngày 25/12/2004, tàu thám hiểm Huygens đã được tách ra từ Cassini ở lúc 02:00 UTC.
  • Ngày 14/1/2005, con tàu Cassini đến Mặt Trăng Titan của sao Thổ.
  • Tới ngày 25/4/2017, con tàu của NASA và các đối tác đã thực hiện thành công hành trình bay vòng quanh Sao Thổ.

Trong hành trình 13 năm khám phá sao Thổ, Cassini đã liên tục gửi về những hình ảnh và dữ liệu mới như các mặt trăng ẩn, giếng phun, hồ nước muối hay cơn bão lớn ở cực Bắc sao Thổ. Một trong những phát hiện lớn nhất của nó là khám phá ra Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ có những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Cơ quan vũ trụ NASA cho biết sẽ truyền hình trực tiếp về "cái chết" của Cassini

Theo tính toán của các nhà khoa học, tàu Cassini sẽ vỡ tung và bốc cháy lúc 17h32 ngày 15/9 (tính theo giờ Việt Nam). Và vào lúc 19h56 cùng ngày, tín hiệu cuối cùng của Cassini sẽ được truyền tới Trái Đất.

Tất nhiên với khoảng cách lên đến 932 triệu dặm (khoảng 1.500 triệu km), NASA không thể quan sát cảnh con tàu thăm dò trị giá 3 tỷ USD của mình bị phá hủy họ sẽ trình chiếu hình ảnh động về vị trí của Cassini cho tới khi nó biến mất hoàn toàn.

Cơ quan vũ trụ NASA cho biết sẽ truyền hình trực tiếp về "cái chết" của Cassini và chúng ta có thể xem.

Kênh YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=wwMDvPCGeE0

Kênh Ustream: http://www.ustream.tv/channel/6540154

Thứ Sáu, 15/09/2017 11:19
32 👨 662
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ