Trái đất vừa ghi nhận tháng 1 nóng nhất trong lịch sử
Thêm 1 kỷ lục chẳng lấy gì làm vui vẻ mới được ghi nhận liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất: Theo thống kê của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), tháng 1 năm 2020 chính là tháng 1 nóng nhất trong lịch sử 141 năm kể từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập thông tin về nhiệt độ trái đất.
Theo đó, nhiệt độ mặt đất và bề mặt đại dương toàn cầu vào tháng 1 năm 2020 đã vượt hơn mức trung bình của thế kỷ 20 là 2,05 độ F (1,14 độ C), đồng thời xô đổ luôn cả kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 1 năm 2016 là 0,04 độ F (0,02 độ C).
Tuy nhiên, thông tin này không khiến nhiều người ngạc nhiên bởi trước đó đã có hàng loạt dấu hiệu cho thấy nhiệt độ toàn cầu đang trên đà gia tăng nhanh chóng. Trên thực tế, 2019 là năm nóng thứ 2 trong lịch sử, đồng thời cũng là năm khép lại thập kỷ ấm nhất từng được ghi nhận. Trước thực trạng trên, việc nhiệt độ trái đất tiếp tục phá vỡ các kỷ lục trong năm 2020, và thập chỉ trong cả thập kỷ này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc biệt, sự tăng nhiệt độ đáng chú ý nhất chủ yếu nằm ở những khu vực cận cực Bắc, bao gồm phần lớn lãnh thổ của Nga, bán đảo Scandinavia và phía Đông Canada, cao hơn tới 5 độ C so với mức trung bình, trong khi khu vực Alaska (Mỹ) và phía Tây Canada lại có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình khoảng 4 độ C. Điều này cho thấy sự biến đổi khí hậu trên trái đất đang có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến những khu vực lạnh giá nhất, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt đại dương ấm kỷ lục cũng được ghi nhận trên khắp các khu vực thuộc Scandinavia, Châu Á, Ấn Độ Dương, Trung và Tây Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Trung và Nam Mỹ.
Có thể nhiều người cho rằng mức tăng nhiệt độ nêu trên không phải là vấn đề lớn. Nhưng theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mức tăng nhỏ như vậy cũng đủ sức gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu luôn đi kèm với biến đổi khí hậu. Con người phải nghiêm túc hơn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu để tránh gặp phải những thiên tai khủng khiếp từng xảy ra.
Điều thiết yếu hiện nay là sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch để giảm lượng khí thải CO2. Đẩy mạnh các nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp cung cấp năng lượng sạch cho đời sống mà không đặt Trái Đất vào tình trạng nguy hiểm đồng thời đẩy mạnh giáo dục để con người có ý thức bảo vệ "ngôi nhà chung" của chúng ta hơn.

- Biến thể nguy hiểm nhất trong năm của Bagle
- 9 vụ hack nổi tiếng nhất trong lịch sử
- Core i7 là chip nhanh nhất trong lịch sử Intel
- X10 có thể là smartphone đắt nhất Việt Nam
- Một phần ba số Malware trong lịch sử được tạo trong năm 2010
- 7 phụ nữ nổi tiếng lịch sử lập kỷ lục ấn tượng
- Top 10 video bị ghét nhất trong lịch sử YouTube
-
Ứng dụng này sẽ cho bạn biết khi iPhone bị hack
-
Đánh giá Tenda 4G03 3G/4G N300: Router WiFi 4G LTE giá rẻ, chất lượng
-
Thuật nhìn người - Bí kíp "bắt bài" người đối diện qua những thói quen
-
Đổ xăng đầy bình là dại, vừa hỏng xe, phí tiền lại ô nhiễm môi trường
-
Cách kiểm tra xem máy tính Windows 10 được bật từ chế độ ngủ bằng cái gì
-
Cách đổi eSIM Viettel online ngay trên điện thoại
-
Các sông băng lớn nhất của Greenland đang tan chảy nhanh khó tin
-
Mối liên hệ đáng báo động giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần của con người
-
Loạt ảnh cho thấy con người đã quá tàn nhẫn với Trái đất và chính mình như thế nào
-
Bắc Cực chưa từng ấm áp thế này trong hơn 3 triệu năm qua
-
Khẩu trang dùng một lần góp phần chống lây lan dịch bệnh, nhưng có thể gây ra thảm họa môi trường lâu dài
-
Các loài động vật ăn đêm đang dần biến mất, nguyên nhân do đâu?