Muốn phòng tránh ung thư gan, chỉ cần làm tốt 3 việc sau

Ung thư gan đang trở thành căn bệnh phổ biến, trên toàn thế giới và tấn công đến rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi khác nhau. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị là một vấn đề khá khó bởi bệnh này luôn diễn biến âm thầm khiến chúng ta rất khó phát hiện.

Nếu viêm gan được xem là căn bệnh phổ biến ở các nước Châu Á thì ung thư gan lại là 1 trong 3 nhóm bệnh có người mắc nhiều nhất trong khu vực.

Bệnh ung thư gan thường phát triển chậm, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nếu chúng ta sớm hiểu được những kiến thức liên quan đến bệnh này.

1. Thực trạng bệnh ung thư gan

Thực trạng bệnh ung thư gan hiện nay

Các chuyên gia cho rằng, ung thư gan là một căn bệnh lớn ở nhiều nước, bệnh ung thư gan xuất phát từ những người bị viêm gan B, ung thư gan phát triển hơn trên nền bệnh xơ gan.

Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và nó đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Ung thư gan được xem như một căn bệnh giết người thầm lặng, chính vì thế chúng ta không nên xem thường.

Theo một số liệu thông kê ở Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ người chết cho ung thư gan có sự chênh lệch giữa nam và nữ là 3: 1. Viêm gan B là một nguyên nhân chính gây ung thư gan, chiếm 80%, khoảng 5% bệnh viêm gan C, viêm gan do rượu dẫn đến tỷ lệ ung thư gan đang tăng nhanh.

2. 4 yếu tố nguy cơ cần tránh: Viêm gan, thực phẩm bị mốc, nguồn nước ô nhiễm, rượu bia

Những nguy cơ cần tránh

Ung thư gan là do viêm gan B mãn tính hình thành, bệnh này thường có thời gian ủ bệnh tương đối dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh thì hầu hết những bệnh nhân đã rơi vào tình trạng quá muộn và ở độ tuổi từ 40 đên 60 tuổi.

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của bệnh gan ngày càng gia tăng đó là do chế độ ăn uống không hợp lý, nguồn thực phẩm bẩn, ô nhiễm nguồn nước, lạm dụng các chất độc hại phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, do đời sống của con người chúng ta ngày một nâng cao, con người ăn uống dư thừa quá nhiều chất dẫn đến tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, phát triển nhanh chóng trên mọi độ tuổi.

Nhóm người mắc viêm gan nhiễm mỡ không cồn (NASH) với xác suất 20% có thể được chuyển đổi sang xơ gan, ung thư gan.

Tác hại của rượu bia đến gan

Nếu người có tiền sử uống rượu nhiều hơn 5 năm (nam uống rượu hàng ngày ≥40ml, nữ ≥20ml), hoặc có tiền sử uống nhiều rượu trong vòng hai tuần (uống rượu hàng ngày khoảng 80ml hoặc nhiều hơn) có thể dễ dàng hình thành bệnh gan do rượu, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Những gia đình có bệnh nhân ung thư hoặc viêm gan mãn tính, các thành viên nam giới nên bắt đầu sàng lọc thường xuyên từ tuổi 35, phụ nữ từ 45 tuổi bắt đầu khám tầm soát, sàng lọc để phát hiện bệnh sớm.

3. Triệu chứng: Cảnh giác cao với các triệu chứng đơn giản lặp lại và kéo dài

Triệu chứng của bệnh gan

Triệu chứng của bệnh ung thư gan dường như không điển hình và không bộc lộ rõ khiến chúng ta khó mà phát hiện được. Và bệnh chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Vậy nên, việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần là điều vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta.

Các chuyên gia cho rằng: khi có các dấu hiệu như trướng bụng, cảm thấy mệt mỏi, đau hạ sườn gan trên bên phải, chán ăn, giảm cân, phù thũng đều là những triệu chứng cho thấy cơ thể đã thực sự có bệnh cần báo động. Lúc này gần như bạn phải bắt đầu có sự tác động y tế càng sớm càng tốt.

4. Chẩn đoán: Hai loại kiểm tra cần thiết

Cách kiểm tra bệnh gan

Một số người có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao như người thường xuyên uống rượu hay hút thuốc lá... Thì nên thực hiện ít nhất hai hình thức kiểm tra sức khỏe cho cơ thể thường xuyên đó là.

Một là nên kiểm tra bằng siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (CT). Thứ 2 là kiểm tra kỹ trong phòng thí nghiệm, chẳng hạn như kiểm tra các chỉ số alpha-fetoprotein (AFP), kiểm tra vi rút viêm gan, chức năng đông máu, chức năng gan và các xét nghiệm khác.

Bên cạnh đó những người bị viêm gan nên kiểm tra thường xuyên mức độ hoạt động của vi-rút để có thể phòng chống và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

5. Phương pháp điều trị: Tùy tình trạng của từng cá nhân

Ung thư gan nguyên phát có thể được chia thành 3 nhóm chính, sự phân chia tế bào thành ung thư tế bào gan, ung thư tế bào gan thể ống mật, và ung thư tế bào thể hỗn hợp. Dựa trên hình thái cụ thể của tế bào ung thư sẽ chia thành các loại hình như khối u nhỏ, khối u lớn và khối u lan tỏa.

Phương pháp điều trị

Để điều trị được bệnh gan hiệu quả, chúng ta cần dựa trên tình trạng bệnh ra sao của từng người, thông qua các nghiên cứu phân tích bệnh án.

Hiện này để điều trị bệnh ung thư gan thì các chuyên gia thường điều trị theo các phương pháp: điều trị ngoại khoa (cắt bớt, cấy ghép hoặc thay thế gan); điều trị không phẫu thuật (liệu pháp cắt đốt, hóa trị, thuyên tắc động mạch, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu phân tử và liệu pháp miễn dịch) dựa trên tình trạng thực tế.

6. 3 giải pháp phòng ngừa: Loại bỏ nấm mốc, tránh nguồn nước ô nhiễm, phòng viêm gan

Giải pháp phòng ngừa

Hầu hết chúng ta ai cũng mong muốn có sức khỏe, không muốn mắc bệnh đặc biệt là các bệnh về ung thư. Một khi đã bị ung thư, thì có cố gắng như thế nào cũng sẽ gây ra hậu quả. Hoặc là sẽ mất rất nhiều tiền để chữa trị, hoặc là phải chịu nhiều đau đớn do bệnh gây ra, nhưng nhiều người sau khi đã chịu cả 2 thử thách trên vẫn không qua khỏi.

Vậy muốn phòng ngừa bệnh ung thư gan, các chuyên gia khuyên chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:

  • Phòng ngừa nấm mốc cần chú ý cả đường ăn uống và sinh hoạt, nơi ở. Tuyệt đối không ăn các món ăn đã bị mốc, chúng chứa chất aflatoxin – có thể gây bệnh nhanh chóng.
  • Phòng tránh nguồn nước bẩn, ô nhiễm, thiếu sạch sẽ, bao gồm cả nước ăn uống, nước sinh hoạt và nguồn nước nơi cư trú.
  • Phòng bệnh viêm gan bằng cách tiêm phòng, thường xuyên kiểm tra để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm viêm gan B, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có sự can thiệp y tế kịp thời.

Phòng ngừa ung thư

Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa trên, thì mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe như hạn chế uống rượu, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, giữ gìn sức khỏe, lạc quan yêu đời, duy trì thái độ vui vẻ, học cách tự điều chỉnh tâm trạng, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Thứ Hai, 10/06/2019 16:27
31 👨 2.863
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình