Muốn giàu có hãy áp dụng phương pháp quản lý tiền bạc 50/20/30

Bạn là một sinh viên, hay là một người đã đi làm, bạn đang đau đầu muốn tìm kiếm một phương pháp quản lý ngân sách của mình để lo cho tương lai sau này. Nếu bạn đang băn khoăn chưa nắm vững nghệ thuật của ngân sách, bạn có thể học quy tắc 50/20/30, một khung đơn giản để phân chia tiền của bạn.

Quản lí ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào. Ví dụ khi đi du lịch, bạn nên tính toán trước xem mình nên tiêu gì, mua gì, để tránh việc vung tay quá trớn.

Quy tắc này hoạt động như thế nào?

Quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:

Phương pháp quản lý tiền bạc 50/20/30

1. 50% chi cho các yếu tố cần thiết và cố định

50% chi cho các yếu tố cần thiết và cố định

Để bắt đầu thực hiện phương pháp này, bạn hãy dành ra khoảng 1/2 thu nhập hàng tháng của mình vào những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. 50% số lương với mức chi tiêu của nhiều người có lẽ sẽ là đủ, nhưng với nhiều người thì con số 50% lại là quá ít. Vậy hãy xem các danh mục bạn cần chi trong khoản này nhé.

Nói một cách rõ ràng, chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.

Với những khoản chi tiêu kể trên, bạn nên tính làm sao để tổng chi phí không vượt quá 50 % số lương. Nếu con số cao hơn thì cũng đừng nản lòng. Ví dụ, nếu chi phí cố định của bạn lên tới 60%, bạn sẽ có 2 lựa chọn:

  • Tìm cách để giảm tiền các hóa đơn xuống
  • Giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo, những khoản linh hoạt hơn và tạo ra sự khác biệt hơn. (Các chuyên gia khuyên bạn cắt giảm ở phần chi tiêu linh hoạt, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).

2. 20% chi cho mục tiêu tài chính

Khoản tiền lương tiếp theo bạn nên dùng để chi tiêu cho mục tiêu tài chính, chuẩn bị cho tương lai và chăm sóc bản thân mình. Khoản này chúng ta cần chi cho những khoản tiết kiệm, dự phòng cho bản thân và không thể thiếu đó là những khoản nợ bạn cần chi trả trong quá trình học tập cũng như xin việc trước đó.

3. 30% chi tiêu linh hoạt

30% chi tiêu linh hoạt

Khoản chi tiêu cuối cùng này sẽ sử dụng cho quỹ chi tiêu cá nhân của bạn như mua sắm, du lịch, giải trí...

Khi bạn đã có những khoản chi tiêu cần thiết và chi tiêu tiết kiệm cho mình rồi, thì khoản tiền còn lại bạn có thể hưởng thụ và tự thưởng cho bản thân mình sau thời gian làm việc vất vả hay gặp gỡ bạn bè. Phân bố các khoản chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nợ nần tháng này sang tháng khác.

Cũng cần lưu ý rằng dù bạn có dành 50% cho chi phí cố định hay không thì hãy chú ý, coi chừng và cắt giảm những khoản chi tiêu lãng phí. Những điều này sẽ giúp bạn giữ ưu tiên tài chính của bạn hoàn hảo đúng nghĩa.

Quy tắc 50/20/30 là điểm khởi đầu tuyệt vời cho chúng ta khi cần một cấu trúc dễ nhớ để phân bổ chi tiêu một cách hợp lý. Quy tắc này mang đến cách thức phù hợp linh hoạt với tình hình tài chính “độc nhất vô nhị” của bạn.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, quy tắc 50/20/30 này không thể áp dụng một cách hoàn hảo cho mọi người trong mọi trường hợp mà chúng chỉ là hướng dẫn để bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt cho quỹ ngân sách của mình. Bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ phần trăm dựa vào tài chính của bản thân.

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 02/08/2017 17:46
3,33 👨 1.962
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống