Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng "rồng phun lửa" vào đêm nay 8/10

Theo kết quả định vị tại TP HCM từ trang Time and Date, vào đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9-10, mưa sao băng Draconids sẽ đạt đỉnh.

Các sao băng Draconid năm nay xảy ra quá gần với trăng non nên dưới ánh sáng yếu, vì vậy rất có thể chúng ta sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn bình thường trong đêm nay.

Mưa sao băng Draconids, trước kia gọi là Giacobinids được lấy theo tên của chòm sao Draco the Dragon (chòm sao con Rồng Thiên Long) ở phía Bắc. Vì vậy, để quan sát mưa sao băng vào đêm nay, người yêu thiên văn hãy tìm một chòm sao hình con rồng trên bầu trời. Chòm sao con rồng sẽ như đang bay lượn phía trên 2 chòm sao nổi tiếng là Đại Hùng và Tiểu Hùng. 2 ngôi sao khá sáng Rastaban và Eltanin là mắt của con rồng, đây cũng là điểm mà các ngôi sao băng xuất phát.

Vị trí của chòm sao Draco trên bầu trời.
Vị trí của chòm sao Draco trên bầu trời.

Nguồn gốc của mưa sao băng Draconids là sao chổi 21P/Giacobini-Zinner, quay quanh mặt trời mỗi 6,6 năm một lần. Trái Đất di chuyển qua phần đuôi đầy đá bụi của sao chổi này vào tháng 10 hàng năm tạo thành mưa sao băng.

Draconids được coi là trận mưa sao băng thất thường nhất. Mưa sao băng Draconids chỉ có 10 ngôi sao băng mỗi giờ, nhưng cũng có lúc đạt đỉnh với hàng ngàn sao băng/giờ.

Vào năm 2011, sao chổi này đã bùng nổ để lại một vùng khí bụi dày và tạo ra một trận mưa sao băng đầy ấn tượng, với khoảng 600 sao băng mỗi giờ khiến mọi người ngỡ ngàng.

Một trong những trận mưa sao băng Draconid lớn nhất trong lịch sử gần đây xảy ra vào năm 1933 và 1946. Khi đó, Draconids đã có những cú ''phun lửa'' ngoạn mục, lên tới hàng ngàn sao băng mỗi giờ.

Thứ Sáu, 08/10/2021 16:42
53 👨 603
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ