Một số mẹo cài đặt các ứng dụng cho Linux

James Turner

Quản trị mạng - Sớm hay muộn thì rốt cuộc chúng ta cũng phải cài đặt những phần mềm mới trên các máy tính của mình. Có thể đó chỉ là một phiên bản Firefox mới hoặc một game thú vị nào đó hay một gói phần mềm video editing thì đôi khi bạn vẫn muốn làm cho hệ thống của bạn thực hiện hơn những gì nó có thể thực hiện.

Với hệ điều hành Linux, việc cài đặt các ứng dụng mới thực sự không phải là một nhiệm vụ khó khăn, tuy nhiên các cài đặt có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, chính vì vậy bạn nên tìm hiểu những sự khác nhau này và những gì cần biết để làm cho chúng làm việc.

Quan điểm 1: Sử dụng bộ quản lý gói đính kèm

Cách đơn giản nhất để cài đặt một phần mềm mới vào hệ thống Linux là sử dụng hệ thống quản lý gói tích hợp có kèm theo trong gói phần mềm. Bạn có thể sử dụng bộ quản lý gói để download hàng ngàn gói phần mềm đã được tạo từ trước và test đối với phiên bản cụ thể của Linux.


Synaptic Package Manager trong Linux

Trong Linux, các gói phần mềm thường tương đương với các ứng dụng, mặc dù trong thực tế một ứng dụng có thể gồm nhiều phần mềm. Cho ví dụ, một ứng dụng soạn thảo đồ họa có thể được tạo thành từ một gói phần mềm chương trình chính và một gói phần mềm tài liệu hướng dẫn và một gói phần mềm chứa các thư viện hệ thống mà ứng dụng cần đến khi chạy.

Một ưu điểm trong việc sử dụng bộ quản lý gói phần tích tích hợp là nó sẽ download và cài đặt tât cả các gói phần mềm có liên quan mà gói phần mềm của bạn phụ thuộc. Với kết nối Internet, bạn có thể download mọi thứ cần thiết bằng cách này.

Một ưu điểm khác trong việc sử dụng cách này là hệ thống sẽ kiểm tra trước về các nâng cấp cho các gói đã được cài đặt mới, điều đó có nghĩa rằng chúng sẽ cập nhập (update) các gói mới – mặc dù như đã đề cập từ trước, update là một khái niệm liên quan đến các gói.

Hệ thống quản lý gói đã sử dụng trong các sản phẩm phân phối Debian (gồm có Ubuntu) được gọi là Synaptic Package Manager và tìm thấy trong menu System. Nếu biết tên của gói muốn cài đặt, bạn có thể cài đặt nó từ tiện ích dòng lệnh bằng cách đánh

sudo apt-get install packagename

ở đây packagename là tên của gói phần mềm đã được chọn.

Các phân phối Red Hat (gồm có Fedora) sử dụng một hệ thống có tên gọi PackageKit. Bạn có thể xem phần front end đồ họa bằng cách vào menu System, kích vào Administration, sau đó là Add/Remove Program. Từ tiện ích dòng lệnh, bạn sử dụng:

sudo yum install packagename

Một số phân phối phần mềm Linux thương mại chẳng hạn như Xandros đã tạo các bộ quản lý gói tích hợp để tăng tính quảng cáo nhằm bán cho bạn phần mềm thương mại. Bạn có thể cần phải kéo thanh cuộn xuống một chút để xem được phần mềm miễn phí trong sản phẩm phân phối đó, nhưng nên tìm nó dưới dạng thứ tự.

Tuy nhiên điểm bất thuận lợi lớn nhất trong việc sử dụng này là phần mềm mà bạn muốn cài đặt có thể không nằm ở đây. Để một ứng dụng xuất hiện trong danh sách các tùy chọn có sẵn, một số thành phần có dính dáng đến gói sản phẩm mà bạn đang chạy cần phải xây dựng và đóng gói theo một biểu mẫu và phải phù hợp với phiên bản Linux mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn sử dụng một gói sản phẩm không rõ ràng hoặc một phần mềm không phổ dụng thì phần mềm này rất có thể không có sẵn tất cả các thành phần cần thiết đối với bạn.

Vấn đề thứ hai là các phiên bản phần mềm đã đóng gói tìm thấy trong các kho lưu trữ gói sản phẩm thường bị cũ so với các phiên bản mới nhất. Điều này chính là vì các gói phải được xây dựng và test thử bởi các nhà bảo trì gói sản phẩm trước khi được cho phép đưa vào các kho phần mềm chính thức để cung cấp. Chính vì vậy bạn có thể gặp phải trường hợp cài đặt một gói phần mềm đã ra cách đây hai tháng trước đó mà không phải phiên bản hiên hành. Một số gói cho phép các phiên bản gói mới được bổ sung chỉ khi có một phiên bản mới của bản thân gói sản phẩm phân phối ra đời, điều này có nghĩa rằng các gói có sẵn có thể quá lạc hậu như dự định.

Quan điểm 2: Sử dụng gói phần mềm của nhóm thứ ba

Một số nhà bảo trì ứng dụng thường cung cấp các file đã được đóng gói từ trước có chứa các phiên bản mới nhất của sản phẩm trên các site của chính họ. Điển hình, bạn sẽ thấy các gói RPM (chẳng hạn như Fedora và Red Hat) cũng như các gói Debian luôn làm việc trên các gói phần mềm Debian. Chính vì vậy, hầu hết các file “.deb” sẽ làm việc trong Ubuntu.

Việc cài đặt các gói này chính là vấn đề download và kích đúp vào chúng từ một trình duyệt file. Khi kích đúp vào nó, bạn sẽ thấy xuất hiện một bộ cài đặt gói đi kèm, thành phần này sẽ dẫn dắt việc cài đặt gói phần mềm mới cho bạn.

Các gói phần mềm được xây dựng kèm bởi các nhóm thứ ba cung cấp một số, nhưng không phải tất cả lợi ích của gói phần mềm. Chúng có thể tự động download các gói khác từ kho lưu trữ phần mềm để thu về các file cần thiết, tuy nhiên không giống như các gói phần mềm ở đây là không hề có một hợp đồng giao kèo theo ngụ ý để tất cả các gói yêu cầu sẽ có sẵn trong lưu trữ phân phối. Bạn cần đọc các hướng dẫn cài đặt một cách cẩn thận để xem những gì mà các gói phần mềm của các hãng thứ ba có thể cần phải cài đặt và theo một thứ tự như thế nào.


Cài đặt gói .deb

Phần mềm đóng gói của các hãng thứ ba sẽ không tự động cập nhật bởi cơ chế nâng cấp của gói sản phẩm. Tuy nhiên, nó sẽ là một phần của cơ sở dữ liệu của gói đã được cài đặt, điều đó có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng bộ quản lý tích hợp để remove nếu cần thiết.

Các gói phần mềm của các hãng thứ ba này cũng thiên về việc xắp đặt các file theo các cách thức thông thường, điều đó làm cho người dùng trở lên dễ dàng hơn trong việc tìm các file cấu hình, các thư viện và các công cụ quản trị, các chương trình người dùng và,…

Quan điểm 3: Sử dụng bộ cài đặt của chính ứng dụng

Tình trạng thứ ba là phần mềm sẽ không có sẵn trong phiên bản được đóng gói trước nhưng sẽ được cung cấp trong chương trình cài đặt của chính nó. Hay nói cách khác, thay vì sử dụng các công cụ để cài đặt chương trình, ứng dụng sẽ tự thực hiện mọi công việc của nó, gồm có cả việc hỏi bạn về nơi bạn muốn cài đặt phần mềm, yêu cầu bạn đồng ý về các điều khoản đăng ký và,… Các gói phần mềm thương mại chẳng hạn như bộ biên dịch Fortran được thể hiện trong hình bên dưới là một trường hợp cho vấn đề này.

Phần mềm thường được cung cấp sẵn dưới dạng một file lớn, bạn có thể download file này ở đâu đó trên desktop của mình. Như một bộ lọc nhằm chống lại việc các phần mềm độc hại có thể tự động chạy trên hệ thống của bạn, nhiều file mà bạn download thông qua trình duyệt yêu cầu bạn phải thể hiện quan điểm rõ ràng "it's OK to run this" trước khi chúng được chạy. Bạn thực hiện điều này bằng cách thiết lập bit thực thi trên file.

Chúng ta hãy giả sử rằng bạn đã download một bộ cài có tên gọi InstallCoolSoftware.bin vào thư mục chủ.

% chmod a+x InstallCoolSoftware.bin
% sudo ./InstallCoolSoftware.bin

Lệnh đầu tiên sẽ thiết lập một bit thực thi trên file này. Lệnh thứ hai sử dụng chương trình sudo (đây là một chương trình sẽ lệnh cho Linux chạy chương trình như một "root" superuser) và chỉ dẫn nó chạy chương trình InstallCoolSoftware.bin. Bạn cần đặt ./ vào phía trước của tên file vì để bảo mật, Linux thường không xem xét đến thư mục hiện hành cho các file chương trình.


Cài đặt ứng dụng thương mại với bộ cài đặt của riêng nó

Những điều xảy ra sau đó hoàn toàn phụ thuộc vào phần mềm đang được cài đặt. Phần mềm này có thể xử lý và sau đó exit, tự cài đặt mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của người dùng. Nó có thể yêu cầu bạn một số câu hỏi ở giao đoạn nào đấy sau đó thực hiện cài đặt. Một số bộ cài đặt thậm chí còn khởi chạy giao diện đồ họa người dùng để dẫn bạn qua toàn bộ quá trình.

Hệ điều hành Linux thường không để ý đến phần mềm được cài đặt theo cách đó. Vì nó phá vỡ hệ thống quản lý gói phần mềm, bạn hoàn toàn phải tự thực hiện kể cả việc update và remove nó những ngày sau đó. Việc update có thể cần đến việc download và chạy một phiên bản mới của bộ cài đặt, thậm chí có thể hủy bỏ cài đặt của phiên bản cũ trước khi cài đặt gói nâng cấp. Trong trường hợp này, các lưu ý về phát hành và các hướng dẫn cài đặt sẽ là hướng dẫn tốt nhất cho những gì bạn cần phải thực hiện.

Quan điểm 4: Biên dịch

Cách cuối cùng để cài đặt phần mềm trong hệ điều hành Linux nhưng rõ ràng là không dành cho những người “yếu tim”. Với một số phần mềm, chỉ có một lựa chọn là download mã muồn và tự biên dịch nó. Tối thiểu, bạn cũng cần phải cài đặt các công cụ như GNU MakeGCC, GNU C compiler.

Hầu hết các nguồn đều được đóng gói trong một "tarball" và được nén để giảm thiểu kích thước. Cho ví dụ, nếu bạn download một file có tên gọi "cool-software.tgz," khi đó bạn sẽ giải nén nó bằng cách đánh

tar xzf cool-software.tgz

tại dòng lệnh. Bạn cũng có thể giải nén một tarball bằng cách kích đúp vào file trong trình duyệt file.

Nếu bạn may mắn, phần mềm sẽ xuất hiện cùng với một số lưu ý về cài đặt được cho chi tiết, bằng không nó sẽ chạy một file có tên gọi "configure", để chỉ ra kiểu hệ thống nào phần mềm đang được biên dịch cho, tiếp sau đó bằng cách đánh

sudo make install

để biên dịch và cài đặt gói phần mềm.

Phương pháp này có chứa tất cả các vấn đề của các bộ cài đặt của các nhóm thứ ba. Bộ quản lý gói phần mềm đi kèm của distro sẽ không hề biết về phần mềm mới mà bạn đang cài đặt.
Thêm vào đó, việc tự xây dựng này có thể gây ra hiểm họa. Trừ khi bạn hoàn toàn thành thạo việc biên dịch các file và xử lý các lỗi xảy ra, bằng không hãy lựa chon phương thức khác.

Bạn cũng có thể cài đặt phần mềm trong các location khác thường. Cho ví dụ, rất nhiều trường hợp đặt các chương trình vào /usr/local/bin. Trong một số trường hợp, nếu bạn đang cài đặt một phiên bản mới của chương trình từ source nhưng đã cài đặt phiên bản được xây dựng trước đi liền với gói phân phối, khi đó bạn có thể cài đặt hai copy của chương trình, một trong /usr/bin và một trong /usr/local/bin. Bạn có thể thay đổi địa điểm nơi phần mềm được cài đặt bằng cách điều chỉnh các file cấu hình, tuy nhiên nó không phải là một quá trình đơn giản và rất dễ nhầm lẫn.

Việc xây dựng từ nguồn chỉ là một phương sách cuối cùng, chỉ nên được sử dụng khi bạn không thể tìm được một phiên bản phần mềm mong muốn được đóng gói trong sản phẩm của mình hoặc đi kèm bộ cài đặt của chính nó.

Kết luận

Nói chung, càng hiểu nhiều về việc sử dụng hệ thống quản lý gói phần mềm, bạn càng có thể thực hiện được đúng việc cài đặt cho các phần mềm của mình.

Nhưng với các ứng dụng đơn giản và ổn định, bạn vẫn nên sử dụng bộ quản lý gói phần mềm đi kèm, điều đó sẽ bảo đảm cho các gói phần mềm của bạn thích hợp với các phần mềm khác trên hệ thống của bạn. Chỉ khi nào phải thực hiện cài đặt các hạng mục phần mềm phức tạp hoặc thường xuyên phải nâng cấp thì bạn mới nên sử dụng đến các phương án phức tạp hơn.

Thứ Ba, 28/10/2008 11:00
31 👨 5.419
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp