Một nửa số động vật hoang dã của những khu rừng lớn có thể biến mất do hành tinh nóng lên

Báo cáo của Tổ chức WWF dự đoán mức thiệt hại thảm khốc ảnh hưởng đến 60% cây cối và 50% động vật từ Amazon đến Châu Phi vào cuối thế kỷ này.

Theo một báo cáo mới về tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các điểm nóng về đa dạng sinh học, các khu rừng lớn nhất thế giới có thể mất hơn một nửa số loài thực vật của họ vào cuối thế kỷ này, trừ khi các quốc gia nỗ lực hơn trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.

Một nửa số động vật hoang dã của những khu rừng lớn có thể biến mất do hành tinh nóng lên

Động vật có vú, lưỡng cư, bò sát và chim cũng có khả năng biến mất trên quy mô lớn và nhanh ở Amazon và các hệ sinh thái tự nhiên phong phú khác ở Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ và Úc, nếu nhiệt độ tăng hơn 1,5 độ C, kết luận từ nghiên cứu của WWF phối hợp với East Anglia và Đại học James Cook.

Nghiên cứu trên tạp chí Climate Change đã khảo sát tác động của ba mức độ nóng lên khác nhau - 2 độ C (mục tiêu theo thỏa thuận cam kết Paris năm 2015 ), 3.2 độ C (tăng theo các cam kết quốc gia hiện nay) và 4.5 độ C (kết quả dự báo nếu xu hướng phát thải vẫn không thay đổi) trên gần 80.000 loài thực vật và động vật ở 35 khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới.

Nếu các chính phủ không đưa ra nhiều chiến lược, giải pháp tối ưu cho những gì mình đã cam kết thì thiệt hại nặng nề của hơn 60% loài thực vật và gần 50% các loài động vật ở Amazon ở nhiệt độ tăng 3.2 độ C là rất có khả năng xảy ra.

Nếu các quốc gia nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu nhiệt độ chỉ tăng 2 độ C, triển vọng này được cải thiện - nhưng vẫn còn tồi tệ với hơn 35% loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong một số khu vực. Nếu không có hành động nào được thực hiện, Trái Đất có khả năng mất hơn 70% loài thực vật và bò sát và giảm hơn 60% các loài thú, bò sát và chim ở Amazon.

Các tác giả đã xem xét và thấy tằng thời tiết ấm áp và mưa nhiều hơn (thậm chí nhiều đợt hạn hán và bão) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các khu rừng ngập mặn ở châu Phi, rừng ở Bangladesh, Cerrado-Pantanal ở Brazil, vùng đồng bằng sông Dương Tử và các bờ biển ở châu Âu, Madagascar và vùng Caribê.

Điều này sẽ tạo ra một sức ép về nguồn nước sử dụng giữa con người và động vật. Ví dụ con voi châu Phi, mỗi ngày uống đến 250 lít (50 gallon). Sự gia tăng mực nước biển cũng sẽ gây nhiều tai hoạ cho nhiều loài như hổ ở Sundarbans.

Thứ Tư, 11/04/2018 17:17
31 👨 207
0 Bình luận
Sắp xếp theo