50+ mẹo bảo mật khi duyệt web trực tuyến

Mặc dù các công ty web hosting và nhà cung cấp domain có thể đưa ra các quy định, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn luôn có thể duyệt web một cách an toàn. Có những kẻ vô đạo đức ngoài kia đang tìm cách lợi dụng bạn - lây nhiễm virus vào hệ thống, lấy cắp dữ liệu, hack tài khoản của bạn, v.v...

Vì lý do đó mà bạn cần phải cẩn thận khi duyệt trực tuyến. Bạn cần duyệt các trang web an toàn, chỉ tải xuống từ các nguồn đáng tin cậy và sử dụng những mật khẩu khác nhau cho mọi dịch vụ.

Để giúp ích cho bạn, Quantrimang.com đã tổng hợp hướng dẫn này với đầy đủ các mẹo hữu ích để xem xét khi bạn duyệt web trực tuyến. Bài viết sẽ đề cập đến lời khuyên về mật khẩu, mạng xã hội, email, v.v...

Áp dụng các biện pháp bảo mật giúp bạn an toàn hơn khi duyệt web
Áp dụng các biện pháp bảo mật giúp bạn an toàn hơn khi duyệt web

Mẹo bảo mật hữu ích khi duyệt web trực tuyến

Mật khẩu

1. Tránh các mật khẩu rõ ràng dễ đoán, như "123456".

2. Không sử dụng mật khẩu có thể đoán được dựa trên thông tin cá nhân, chẳng hạn như ngày sinh.

3. Sử dụng một loạt ít nhất 4 từ không liên quan, vì mật khẩu như vậy khó bẻ khóa hơn.

4. Ngoài ra, hãy trộn các ký tự đặc biệt, chữ hoa và chữ thường, có tối thiểu 10 ký tự.

5. Tốt nhất, hãy sử dụng trình quản lý mật khẩu để tạo mật khẩu an toàn và ghi nhớ thông tin đăng nhập.

6. Sử dụng xác thực hai yếu tố để khiến người khác khó truy cập vào tài khoản của bạn hơn.

7. Không bao giờ chia sẻ mật khẩu với bất kỳ ai, bất kể ai đang yêu cầu nó.

8. Đừng viết mật khẩu ra, hoặc ít nhất là không ghi ở bất kỳ nơi nào dễ bị người khác thấy được.

9. Thay đổi mật khẩu thường xuyên để tránh bị rò rỉ dữ liệu.

10. Không bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu hai lần. Mật khẩu phải luôn là duy nhất và không liên quan đến nhau.

Duyệt web

11. Nếu bạn không nhận ra một liên kết, đừng nhấp vào nó.

12. Kiểm tra thanh địa chỉ để đảm bảo rằng bạn đang truy cập trang web dự định truy cập.

13. Trang web có sử dụng kết nối HTTPS bảo mật không? Nếu không, có nhiều nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hơn.

14. Kiểm tra biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ.

15. Tránh quảng cáo được ngụy trang dưới dạng liên kết tải xuống giả mạo, nếu bạn không chắc chắn, đừng nhấp vào.

16. Web đen đầy rẫy những trò gian lận và hoạt động bất hợp pháp, vì vậy hãy tránh nó.

17. Chỉ tải xuống từ các nhà cung cấp đáng tin cậy và sau đó quét các file bằng phần mềm diệt virus.

Mạng xã hội

18. Mọi thứ bạn đưa lên mạng là vĩnh viễn, vì vậy chỉ chia sẻ những gì bạn cảm thấy thoải mái.

19. Xem xét kỹ lưỡng tất cả các cài đặt quyền riêng tư trên mạng xã hội để biết rõ những gì được công khai.

20. Không bao giờ cho phép bất kỳ ai khác sử dụng tài khoản mạng xã hội của bạn, cũng như đăng nhập trên máy tính công cộng.

21. Mạng xã hội đầy rẫy những trò lừa bịp và lừa đảo. Hãy luôn thận trọng!

22. Không chia sẻ quá nhiều thông tin. Bạn không biết ai đang xem thông tin của bạn hoặc họ sẽ làm gì với thông tin đó.

23, Cẩn trọng với thông tin bạn sẽ chia sẻ. Bạn có chắc chắn nên chia sẻ hình ảnh của các con mình không?

Diệt virus

24. Mọi hệ thống đều dễ bị nhiễm virus, nhưng một số hệ thống có nhiều khả năng nhiễm hơn những hệ thống khác.

25. Bạn không cần phải trả tiền cho phần mềm diệt virus. Ví dụ, Windows Security là một tùy chọn tích hợp tuyệt vời, miễn phí.

26. Tránh tải xuống và mở các file đính kèm email không xác định, vì virus thường lây lan theo cách này.

27. Tìm hiểu về sự khác biệt giữa virus, phần mềm độc hại và keylogger.

28. Cách cực đoan, nhưng hiệu quả nhất để làm sạch virus khỏi hệ thống là xóa hoàn toàn mọi thứ.

Dữ liệu

29. Mã hóa dữ liệu riêng tư và không chia sẻ key mã hóa với bất kỳ ai khác.

30. Không lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trên đám mây, giữ chúng hoàn toàn ngắt kết nối với web.

31. Các ổ cứng ngoài có thể dễ dàng bị đánh cắp, vì vậy hãy thận trọng với những gì bạn lưu trữ trên chúng.

32. Nếu bạn sử dụng xong một ổ, hãy tìm hiểu cách xóa ổ một cách bảo mật. Chỉ xóa dữ liệu là chưa đủ.

33. Nếu bạn mua một máy tính đã qua sử dụng, hãy khôi phục cài đặt gốc và xóa hoàn toàn mọi thứ.

34. Sao lưu dữ liệu (ít nhất 3 bản sao), trên hai loại phương tiện khác nhau và một bản sao cứng.

E-mail

35. Người gửi email có thể bị giả mạo, vì vậy email đó có thể không phải từ người gửi dự định.

36. Bạn không nhận ra người gửi? Bạn không mong đợi email đó? Đừng mở và xóa email đó đi.

37. Nếu một email yêu cầu bạn nhấp vào một liên kết hoặc mở một file đính kèm có vẻ đáng ngờ, hãy tin vào bản năng của bạn và xóa nó.

38. Nếu bạn được yêu cầu chia sẻ thông tin nhạy cảm, đừng làm điều đó. Ngân hàng, ISP, Amazon, v.v... sẽ không bao giờ hỏi những thông tin này qua email.

39. Nếu ai đó đang cố tạo cảm giác cấp bách, buộc bạn phải làm điều gì đó, đó có thể là một trò lừa đảo.

40. Người thân đã mất từ ​​lâu và muốn để lại cho bạn một khoản tiền? Nó là giả. Hãy xóa email!

41. Bộ lọc thư rác cung cấp một số biện pháp bảo vệ, nhưng nó không hiệu quả, vì vậy đừng cho rằng mọi thứ trong hộp thư đến của bạn đều an toàn.

Phần mềm

42. Luôn cập nhật tất cả phần mềm trên máy tính để vá các lỗ hổng bảo mật và tận hưởng các tính năng mới nhất.

43. Cài đặt các bản cập nhật hệ điều hành khi chúng xuất hiện, đặc biệt là những bản cập nhật bảo mật quan trọng.

44. Nếu bạn không cần phần mềm nữa, hãy gỡ cài đặt hoàn toàn.

45. Không cài đặt các tiện ích mở rộng trình duyệt ngẫu nhiên và chỉ sử dụng các tiện ích mở rộng trình duyệt từ các nhà xuất bản đáng tin cậy.

Điện thoại thông minh

46. Khi bạn cài đặt ứng dụng, hãy kiểm tra xem chúng yêu cầu những quyền nào, cảnh giác với ứng dụng đòi quyền truy cập vào camera, micro và vị trí.

47. Chỉ cài đặt ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng được ủy quyền, mặc dù vậy bạn vẫn phải thận trọng.

48. Không gửi và nhận dữ liệu nhạy cảm qua kết nối WiFi công cộng.

49. Bảo vệ điện thoại bằng mã PIN, hình mở khóa, vân tay hoặc một số loại bảo mật an toàn khác.

50. Thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa tương tự bạn thực hiện trên máy tính, chẳng hạn như tránh các trang web và nội dung tải xuống đáng ngờ.

51. Giữ điện thoại của bạn bất cứ khi nào có thể. Điều này cũng bảo vệ chống lại việc tráo thẻ SIM.

Bảo vệ chống lại phần mềm độc hại và lừa đảo

Bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn an toàn khi duyệt web trực tuyến - đó là bản chất của web mà bất kỳ ai cũng phải chấp nhận - nhưng bạn có thể giảm đáng kể rủi ro bằng cách duyệt qua các trang web đáng tin cậy. Tất nhiên, làm theo những lời khuyên trên sẽ giúp bạn được bảo vệ tốt hơn.

Một trong những điều quan trọng bạn cần để ý khi trực tuyến là phần mềm độc hại và lừa đảo. Hãy cảnh giác, đừng để bị lôi kéo bởi những trò gian lận!

Thứ Sáu, 10/09/2021 12:17
53 👨 733
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật