Mặt trăng "tí hon" của sao Thổ ẩn chứa những yếu tố cần thiết hình thành sự sống

Một nghiên cứu mới được tiến hành dựa trên dữ liệu gửi về từ tàu thăm dò Cassini của NASA cho thấy Enceladus, mặt trăng của Sao Thổ mang trên mình một đại dương ẩn dưới lớp băng tuyết cực dày, có thể hỗ trợ sự sống.

Các vết nứt trên bề mặt phủ đầy băng giá của mặt trăng Enceladus đã khiến những luồng khí chứa dấu hiệu của hơi nước thoát ra ngoài, và dữ liệu về các luồng khí này hoàn toàn có thể tiết lộ nhiều thông tin quý giá về đại dương khổng lồ ẩn bên dưới lớp băng, qua đó làm sáng tỏ về việc liệu có hay không một sự sống đang hoặc đã từng tồn tại trên vệ tinh lạnh lẽo này.

“Chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật mới để phân tích thành phần chùm khí thoát ra từ các khe nứt trên bề mặt của Enceladus, qua đó ước tính nồng độ CO2 hòa tan trong đại dương nằm bên dưới lớp băng này. Kết quả thu được sẽ cho phép mô hình hóa các kế hoạch thăm dò chuyên sâu hơn trong tương lai”, Tiến sĩ Christopher Glein, Southwest Research Institute, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Thực tế là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy lượng carbon dioxide (CO2) tương đối dồi dào, có khả năng được tạo ra bởi các phản ứng hóa học ở đáy đại dương của Enceladus. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy đại dương có thể truyền nguồn chất lỏng ấm giàu khoáng chất vào nước, tương tự như những chất lỏng được tìm thấy dưới đáy đại dương trên Trái đất, đóng vai trò như điểm khởi đầu của sự sống trên vệ tinh này.

Như vậy khả năng Enceladus có thể hỗ trợ sự sống là tương đối cao. Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sự sống đang tồn tại trên vệ tinh này, nhưng điều kiện tự nhiên của Enceladus rất có lợi cho sự hình thành của các dạng sống đơn giản.

“Sự biến động ở bề mặt đáy và sự phức tạp trong thành phần nguồn nước đại dương của Enceladus có khả năng tạo ra các nguồn năng lượng hỗ trợ sự sống. Nói cách khác, không loại trừ khả năng có sự hiện diện của các dạng sống đơn giản bên dưới lớp vỏ băng giá của mặt trăng Enceladus”.

Cấu tạo Enceladus

Nghiên cứu cho thấy cấu tạo và thành phần của các lớp lõi đá ở bề mặt đại dương trên Enceladus phức tạp hơn chúng ta tưởng, với sự xuất hiện của khí gas và các lớp serpentin hóa nằm sâu bên trong. Lõi này dường như ảnh hưởng đến carbon dioxide trong đại dương thông qua một loạt những phản ứng hóa học khác nhau. Cấu trúc lõi dạng này có thể giải thích cho những chuyển hóa và biến đổi của vệ tinh tạo ra các phản ứng hóa học (năng lượng) cần thiết cho sự hình thành sự sống.

Enceladus là một vệ tinh của Sao Thổ có đường kính khoảng 500km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của ngôi sao này. Enceladus là một trong những vệ tinh nhỏ nhất có đủ khối lượng để có dạng hình cầu. Nó có đường kính trung bình chỉ khoảng 505km, bằng 1/7 mặt trăng. Enceladus nhỏ tới mức kích thước của nó chỉ tương đương với Vương quốc Anh. Khi đem so sánh có thể thấy Enceladus dễ dàng đặt vừa trong những bang có diện tích trung bình như Arizona hay Colorado của Mỹ. Diện tích bề mặt của vệ tinh là khoảng 800.000m², gấp gần 2,5 lần diện tích Việt Nam.

Thứ Năm, 30/01/2020 23:28
51 👨 300
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ