Mạng ảo cho Hyper-V – Phần 2

Quản trị mạng – Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về việc kết nối mạng ảo trên Hyper-V bằng cách nghiên cứu sự truyền thông giữa các partition.

Trong phần một của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn các vai trò của adapter mạng vật lý cũng như adapter mạng ảo bên trong partition cha. Thêm vào đó là giới thiệu vắn tắt về switch ảo. Trong phần hai này, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận bằng cách giới thiệu chi tiết hơn về vai trò của switch ảo, tiếp đó là cách thiết lập các partition con sao cho phù hợp với bức tranh toàn cảnh.

Tổng quan

Trước khi bắt đầu, chúng tôi giới thiệu vắn tắt lại cách các adapter mạng làm việc bên trong partition cha, khái niệm này rất cần thiết để hiểu sang các vấn đề khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn.

Ở đây các bạn cần nhớ rằng, dù partition cha và hệ điều hành Windows Server 2008 của nó có thể thấy adapter mạng vật lý, nhưng chúng sẽ không sử dụng nó một cách trực tiếp. Thay vì đó, ngăn xếp TCP/IP sẽ được gửi đến adapter mạng ảo. Adapter mạng ảo sẽ chuyển các gói dữ liệu đến và đi ra khỏi adapter mạng vật lý như cách của một switch ảo, xem thể hiện trong hình A bên dưới.

Virtual Network 2A.jpg
Hình A: Các ứng dụng chạy trong partition cha không sử dụng adapter mạng vật lý trực tiếp

Switch ảo

Như những gì bạn thấy trong hình trên, Switch ảo làm việc như một liên kết giữa các adapter vật lý và adapter ảo. Trước khi đi vào giải thích Switch ảo thực hiện những gì, chúng tôi cần nói rằng kiến trúc thể hiện trong hình trên không được sử dụng trong trường hợp đơn lẻ.

Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến cách Windows tự động cấu hình lại những ràng buộc như thế nào cho adapter mạng vật lý của máy chủ Hyper-V và chỉ giữ lại sự ràng buộc là Microsoft Virtual Network Switch Protocol. Ở đó bạn cũng thấy TCP/IP đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trên adapter mạng vật lý của máy chủ.

Mặc dù vậy trong thực tế, kiểu cấu hình này không phải là một thủ tục tuyệt đối. Bạn có thể kích hoạt tất cả các ràng buộc thường được sử dụng cho adapter mạng vật lý (bên trong partition cha), nhưng cần phải có một mẹo ở đây. Bạn chỉ nên kích hoạt các ràng buộc đó nếu adapter mạng được dành riêng để chỉ phục phụ partition cha. Ngược lại, adapter cần được cấu hình theo cách mà chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn trong phần trước của loạt bài.

Microsoft cho phép bạn dành riêng một adapter vật lý cho partition cha. Điều này được thực hiện bởi một số lý do hiệu suất. Bằng cách dành một adapter vật lý cho partition cha, lưu lượng qua lại giữa partition và mạng vật lý có thể được offload đến adapter mạng dành riêng này, trong khi lưu lượng mạng có liên quan đến các partition con sẽ đi qua một adapter khác.

Việc sử dụng riêng một adapter mạng vật lý cho partition cha yêu cầu bạn phải vô hiệu hóa Microsoft Virtual Network Switch Protocol trên adapter. Do adapter mạng không được kết nối đến switch ảo nên Hyper-V không ràng buộc dịch vụ mạng ảo đối với adapter đó, biện pháp này sẽ cải thiện hiệu suất do giảm được các overhead. Nó cũng bảo đảm rằng adapter sẽ không phục vụ tất cả các lưu lượng có liên quan đến các máy chủ ảo đang chạy trong partition con.

Nếu quan sát vào hình B, bạn sẽ thấy một sơ đồ đã được đơn giản hóa, đây là sơ đồ mô tả partition cha của máy chủ Hyper-V. Máy chủ trong sơ đồ này có hai adapter mạng vật lý. Một adapter được trói chặt với switch mạng ảo còn adapter kia thì không. Cả hai adapter đều có khả năng phục vụ partition cha, adapter được kết nối với switch mạng ảo cũng sẽ phục vụ các partition con nếu có.

Virtual Network 2B.jpg
Hình B: Không phải tất cả các adapter mạng vật lý đều được cột chặt với một switch mạng ảo

Partition cha

Chúng tôi đã nói về cách partition cha được trói chặt với mạng ảo, lúc này chúng ta hãy quay sự tập trung của mình vào các partition con. Nếu quan sát vào hình C, bạn có thể thấy sơ đồ mà chúng tôi mô tả một partition cha bên cạnh một partition con.


Hình C: Sơ đồ minh chứng cách partition cha tương tác với partition con

Sơ đồ minh chứng cách partition cha tương tác với partition con. Trước khi bắt đầu mô tả sự tương tác này diễn ra như thế nào, chúng tôi muốn chỉ ra một điều rằng đây là sơ đồ đã được đơn giản rất nhiều để có thể tập trung vào cách partition cha tương tác với các partition khác. Adapter mạng ảo và ngăn xếp TCP/IP từ partition cha đã được bỏ qua trong sơ đồ này. Nếu đây là một mạng thực, các thành phần này sẽ tồn tại và sẽ hoạt động như cách chúng tôi mô tả trong phần trước. Chúng tôi chỉ bỏ qua chúng để tránh sự phức tạp không cần thiết cho sơ đồ.

Với lưu ý đó, bạn sẽ dễ dàng thấy cách partition cha tương tác với partition con. Partition cha có adapter mạng ảo riêng và nó kết nối với switch ảo được thiết lập trong partition cha. Điều này cho phép adapter mạng của partition con chuyển lưu lượng qua adapter mạng vật lý.

Adapter mạng ảo của partition cha được cấu hình theo cách tương tự với cách mà adapter ảo cấu hình trên một máy chủ không ảo hóa. Để xem cụ thể là gì, bạn hãy quan sát trong hình D.

Virtual Network 2D.jpg
Hình D: Không có gì đặc biệt về cách cấu hình adapter mạng ảo trong partition con

Như những gì bạn thấy, hình trên hiển thị trang thuộc tính Local Area Connection Properties. Hình này được lấy từ một máy chủ ảo đang chạy hệ điều hành Windows Server 2008. Như những gì bạn thấy, tất cả các ràng buộc thông thường đều được kích hoạt cứ thể chúng trong trường hợp hệ điều hành này đã được cài đặt trực tiếp vào một máy chủ vật lý chứ không phải môi trường ảo. Tương tự như vậy, máy ảo đã được cấu hình với địa chỉ IP duy nhất của nó.

Một thứ khác bạn có thể lưu ý ở hình trên là không có sự ràng buộc đối với Microsoft Virtual Network Switch protocol. Do đó bạn có thể phân vân về cách adapter mạng ảo kết nối với switch ảo.

Tuy nhiên kết nối được thiết lập dựa trên tên của adapter. Tên của adapter mạng ảo sẽ truyền đạt switch ảo mà adapter được kết nối đến. Cho ví dụ, nếu quan sát vào hình E, bạn có thể thấy adapter mạng ảo có tên Local Area Connection.

Virtual Network 2E.jpg
Hình E: Adapter mạng ảo này được đặt tên Local Area Connection

Khi xem switch tương ứng qua Hyper-V Manager, bạn có thể thấy switch có tên Local Area Connection – Virtual Network. Về thực chất, tên của adapter mạng ảo khớp với tên của switch mà nó được kết nối đến.

Virtual Network 2F.jpg
Hình F: Tên của adapter mạng ảo khớp với tên của switch kết nối với nó

Kết luận

Việc tên của adapter mạng ảo được đặt dựa trên tên của switch ảo mà adapter được kết nối với có ngụ ý rằng sẽ có nhiều switch ảo. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn thêm về các ưu điểm trong việc sử dụng nhiều switch ảo trong phần ba của loạt bài.

Chủ Nhật, 26/12/2010 22:24
31 👨 9.577
0 Bình luận
Sắp xếp theo