5 lý do các Linux distro tự tạo môi trường desktop riêng

Hầu hết chúng ta không nghĩ về desktop theo hướng tách biệt với hệ điều hành. Desktop là những gì bạn thấy trên màn hình - như với Windows hay macOS. Trên Linux, lựa chọn desktop vô cùng đa dạng.

Hầu hết mọi người gắn bó với những gì đi kèm theo mặc định và một số Linux distro đang chọn tạo desktop của riêng mình. elementary OS có Pantheon. Solus có Budgie. System76 có COSMIC. Nitrux Linux có Maui Shell. Trước đây, Ubuntu có Unity.

Tạo một desktop không phải chuyện đơn giản, vậy tại sao nhiều bản phân phối lại nỗ lực thực hiện điều này?

1. Kiểm soát trải nghiệm phần mềm

Trong thế giới phần mềm độc quyền, các công ty cung cấp hệ điều hành có quyền kiểm soát phần lớn trải nghiệm desktop. Họ tự phát triển code hoặc ký hợp đồng với bên thứ ba và có quyền thực hiện bất kỳ thay đổi nào mà nhóm phát triển của họ muốn làm.

Trong thế giới phần mềm miễn phí, tất cả các thành phần đều đến từ những thực thể khác nhau. Những người phát triển display server khác với những người tạo ra màn hình boot hay định dạng gói. Nhóm phát triển của bản phân phối có thể thiếu kiến ​​thức để sửa lỗi trong bất kỳ thành phần nào trong số này hoặc thiếu quyền thực hiện các thay đổi mong muốn.

Bằng cách tạo môi trường desktop riêng, một công ty như System76 ít nhất có thể kiểm soát giao diện mà khách hàng của mình nhìn thấy. Bằng cách này, họ không phải cố gắng sửa chữa các tiện ích mở rộng hoặc bản vá lỗi có thể bị hỏng 6 tháng một lần, khi một phiên bản mới của môi trường desktop GNOME (mà System76 xuất xưởng theo mặc định trước khi phát triển COSMIC) ra mắt. Và họ cũng không bỏ qua việc hy vọng GNOME sẽ kết hợp những thay đổi mong muốn của mình.

2. Thiết lập tầm nhìn của riêng mình

Thiết lập tầm nhìn của riêng mình
Thiết lập tầm nhìn của riêng mình

Có quyền kiểm soát code chỉ là một khía cạnh. Điều quan trọng nữa là kiểm soát hướng code sẽ phát triển.

Hãy xem xét cách GNOME cam kết chỉ hiển thị thanh công cụ trong Activities Overview. Các bản phân phối như Ubuntu và Pop! _OS muốn có một dock luôn hiển thị, nên nhà phát triển viết những tiện ích mở rộng để thực hiện thay đổi này. Nhưng trong khi GNOME cho phép các tiện ích mở rộng, thì việc đảm bảo những tiện ích mở rộng hoạt động từ phiên bản GNOME này sang phiên bản kế tiếp không phải là ưu tiên.

Vì vậy, Canonical và System76 thấy mình đang phải phụ thuộc vào một desktop không cung cấp chức năng mong muốn và không nhất thiết phải cung cấp nền tảng ổn định để họ vá chức năng đó.

Bằng cách tạo môi trường desktop của riêng mình, System76 có thể tạo ra một desktop hoạt động phù hợp hơn với trải nghiệm mà mình muốn mang lại cho khách hàng, thay vì định hình lại tầm nhìn của người khác để phù hợp với mình.

Dock có thể là yếu tố được ưu tiên nhất. Trình quản lý cửa sổ dạng tile cũng vậy. Vì vậy, có thể một theme tùy chỉnh mà một số nhà phát triển GNOME không đặc biệt yêu thích, đơn giản sẽ trở thành theme mặc định. Các bản cập nhật sẽ không phá vỡ những khía cạnh này của trải nghiệm.

3. Linux distro phải trả lời phản hồi của người dùng

Linux distro phải trả lời phản hồi của người dùng
Linux distro phải trả lời phản hồi của người dùng

Khi mọi người bắt đầu sử dụng dự án của bạn, bạn sẽ nhận được phản hồi về những gì họ thích và không thích. Một số người thích rằng GNOME không có biểu tượng trên màn hình. Những người khác thấy điều này là không thể chấp nhận được. Thực tế này mang lại động lực cho các công ty như Canonical giữ chức năng này như một phần của Unity và thêm nó trở lại GNOME thông qua một tiện ích mở rộng.

Một ví dụ khác, hãy xem xét có bao nhiêu người thấy KDE Plasma có số lượng tùy chọn áp đảo. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, ai đó sẽ yêu cầu một tính năng và một tùy chọn khác xuất hiện.

System76 chiếm một vị trí đặc biệt trong thế giới Linux. Đó là một nhà cung cấp cả phần cứng và phần mềm Linux. Họ có những khách hàng sẵn sàng trả tiền, sau đó bày tỏ kỳ vọng và mong muốn phản hồi lại cho công ty. Khách hàng có thể không trực tiếp yêu cầu System76 về một môi trường desktop mới, nhưng việc tạo ra một môi trường mới có thể giúp công ty cung cấp những gì khách hàng thực sự đang yêu cầu.

4. Tình nguyện viên muốn tự do phát triển

GNOME là một môi trường desktop rất “ngoan cố”. Đây không phải là một lời chỉ trích. Không giống như nhiều môi trường desktop Linux truyền thống, dự án GNOME có một tầm nhìn được nhắm mục tiêu về việc giao diện của nó sẽ trông như thế nào, hoạt động và tích hợp ra sao. Bất kỳ đóng góp nào đi chệch hướng đó đều không được hợp nhất.

Vì vậy, nếu ai đó tạo một cách để hiển thị hình thu nhỏ cho mỗi không gian làm việc mở ở góc dưới cùng của màn hình, thì điều đó không có khả năng trở thành một phần của GNOME.

Trong trường hợp trên, người này có thể không cần bỏ code của mình và thay vào đó phát triển một cái gì đó khác cho GNOME. Vì không phải là nhân viên, thay vào đó, họ có thể chuyển sang một desktop khác, nơi sự đóng góp của mình được hoan nghênh.

Một số tình nguyện viên có tầm nhìn rộng hơn về cách toàn bộ desktop có thể hoạt động và không có dự án hiện tại nào cho phép họ tự do tạo ra những thứ chính xác như họ muốn. Kết quả là họ bắt đầu dự án của riêng mình.

Cho dù đó là kỹ thuật hay hình ảnh, sẽ luôn có lý do để ai đó muốn thử tạo một môi trường desktop mới.

5. Muốn trở nên khác biệt

Desktop sẽ làm cho các bản phân phối trở nên khác biệt
Desktop sẽ làm cho các bản phân phối trở nên khác biệt

Giao diện Unity của Canonical đã gây tranh cãi trong thế giới Linux khi mới xuất hiện. Nhiều người không hiểu tại sao Canonical lại dành nhiều thời gian để phát triển nó khi đã có giao diện desktop hoạt động.

Nhưng một phần nhiệm vụ của Ubuntu là làm cho việc truy cập dễ dàng và điều này sẽ giúp nó được cài đặt sẵn trên các máy tính mới. Và một số nhà sản xuất máy tính đã không đặc biệt nhiệt tình trong việc cố gắng bán những chiếc máy tính có giao diện trông lỗi thời như GNOME 2.

Unity là một giao diện khác biệt, không chỉ khi so sánh với các bản phân phối Linux mà còn so với Windows và macOS. Khi bạn nhìn vào hình ảnh của màn hình Unity, bạn biết mình đang nhìn gì. Đó là Ubuntu! Nó có các biểu tượng sống động tươi sáng ở bên trái và tính năng HUD điều khiển bằng bàn phím hữu ích để điều hướng menu ứng dụng. Bằng cách tạo ra môi trường desktop riêng, Canonical đã có một ưu đãi độc đáo.

Ngay cả với những người dùng Linux truyền thống muốn tải xuống file ISO để thay thế hệ điều hành hiện tại, cũng sẽ có lý do để sử dụng bản phân phối này thay bản phân phối khác. Định dạng gói và lịch phát hành từng là những yếu tố khác biệt chính. Trong những năm qua, sự chú ý đã tập trung vào môi trường desktop.

Thứ Năm, 27/01/2022 10:50
51 👨 606
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Linux