Lễ khai hạ là gì? Lễ khai hạ 2024 rơi vào mùng mấy tháng Giêng?

Lễ khai hạ hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, lễ hóa vàng, lễ tạ năm mới là nghi thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày về ăn Tết cùng con cháu đồng thời báo hiệu kết thúc Tết Nguyên Đán, mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hàng ngày.

Theo phong tục truyền thống xưa, từ ngày 23 tháng Chạp muộn nhất là ngày 30 Tết, người ta sẽ dựng cây nêu có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ hay vật gì đó tùy theo phong tục từng địa phương với ý nghĩa là tiễn đi những thứ xui xẻo, không may mắn của năm cũ, nghênh đón những điều may mắn trong năm mới, trừ ma quỷ, không cho ma quỷ tới quấy phá gia đình để có một cái Tết thật bình an.

Cây nêu ngày Tết. Ảnh minh họa: Internet.
Cây nêu ngày Tết. Ảnh minh họa: Internet.

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày Tết nguyên đán, các vị thần linh và những bậc gia tiên về ăn tết cùng con cháu, gia chủ, họ luôn luôn ngự trên ban thờ mỗi nhà. Và khi kết thúc Tết con cháu sẽ làm lễ hóa vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh.

Theo truyền thống, lễ khai hạ đầu năm sẽ diễn ra vào ngày mùng 7 Tết Nguyên Đán. Khi đó cây nêu ngày Tết sẽ được hạ xuống.

Nhưng hiện nay, lễ khai hạ không nhất thiết phải làm đúng ngày mùng 7 Tết mà tùy từng điều kiện gia đình mà có thể tiến hành trong khoảng từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng.

Việc cúng lễ Tết Khai hạ năm mới hay lễ hóa vàng rất quan trọng, gồm có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, chư Phật.

Chi tiết về lễ vật và văn khấn trong nghi thức cúng lễ khai hạ đầu năm, mời các bạn the dõi trong bài viết “Văn khấn cúng lễ hóa vàng tiễn tổ tiên ngày Tết”.

Thứ Sáu, 07/01/2022 11:00
4,73 👨 7.052
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tết 2024