Không quân Mỹ đưa ‘siêu lá chắn tử thần’ lên máy bay chiến đấu
Không quân Hoa Kỳ đang có kế hoạch trang bị hàng loạt hệ thống vũ khí laser tối tân nhất lên các mẫu máy bay quân sự hiện đang trong biên chế nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến, đặc biệt là phòng thủ.
Gói trang bị này hoạt động dựa trên hệ thống laser SHiELD của nhà thầu quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin, liên quan quan đến một loại laser gắn trên thân vỏ giúp bảo vệ triệt để cho máy bay chiến đấu khi phải đối mặt với tên lửa phòng không đang nhắm tới ở tốc độ siêu nhanh. Điều này đặc biệt có lợi đối với những loại máy bay chiến đấu cũ, không thể tận dụng khả năng tàng hình để lẩn tránh các hệ thống phòng không hiện đại ngày nay.
Có tên gọi SHiELD (Self-Protect High Energy Laser Demonstrator) (tạm dịch: Hệ thống laser tự bảo vệ năng lượng cao), đây về cơ bản là một tổ hợp các hệ thống laser gắn trên thân vỏ (hoặc cánh) của máy bay chiến đấu do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin độc quyền phát triển, được trang bị khả năng nhận diện và bắn hạ tên lửa đất đối không cũng như không đối không trước khi chúng có thể tiếp cận và gây hư hại cho máy bay.

Nhìn chung, điểm yếu lớn nhất của các dòng bay chiến đấu ngày nay chủ yếu nằm khả năng phòng thủ thụ động trước các loại tên lửa phòng không vốn ngày càng hiện đại. Thông thường, phi công sẽ thực hiện hành động né tránh bằng cách cố găng bay bên ngoài vòng cung cảm biến của tên lửa đang bay tới, phóng pháo sáng để đánh lạc hướng hệ thống dẫn đường của tên lửa hồng ngoại hoặc trải các lá nhôm, được gọi là "chaff", ra để gây nhầm lẫn cho tên lửa được dẫn đường bởi radar. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp phòng thủ thụ động. Ngược lại, tia laser sẽ là phương tiện phòng thủ chống tên lửa “chủ động”, tức là trực tiếp tấn công, bắn hạ tên lửa để bảo vệ máy bay.
Do được gắn bên ngoài vỏ máy bay, hệ thống SHiELD sẽ hoàn toàn “lộ thiên”, và chiếm một phần diện tích thường được dành để gắn bom, tên lửa hoặc cảm biến. Đặc điểm này khiến SHiELD trợ nên không thực sự phù hợp với các loại máy bay tàng hình như F-22 Raptor hoặc F-35 Joint Strike Fighter. Do đó, một số mẫu oanh tạc cơ hiện đại của Hoa Kỳ trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa bằng công nghệ tàng hình hiện hành.
Thay vào đó, SHiELD sẽ được trang bị trên các mẫu các máy bay chiến đấu “chậm chạp” hoặc “cũ kỹ” hơn, vốn khó có thể thoát khỏi tầm ngắm của các hệ thống tên lửa phòng không đời mới, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-15E, F-15C, F-15EX Eagle, F-16 Fighting Falcons hay A-10C Warthog.
Đánh đổi khả năng mang thêm một tên lửa hoặc bom cho một hệ thống laser có thể bắn hạ nhiều tên lửa phòng không rõ ràng là một lợi thế không cần bàn cãi.

-
Qualcomm ra mắt chương trình Snapdragon Insider, ai cũng có thể tham gia
-
3 ứng dụng tuyệt vời giúp bạn cá nhân hóa màn hình Windows 10 của mình
-
Cách xem và quản lý các thiết bị được liên kết trong Signal
-
Cách nhận quà 8/3 từ MobiFone
-
Cách dùng TV360 xem phim, truyền hình trực tiếp
-
10 giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam
-
Chế tạo thành công loại kim cương ngoài vũ trụ ở nhiệt độ thông thường trong phòng thí nghiệm chỉ với vài phút
-
Cảm biến sợi quang mới có khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn 100 lần
-
Không quân Mỹ đưa ‘siêu lá chắn tử thần’ lên máy bay chiến đấu
-
Động cơ nhiệt hạt nhân: ‘Cánh cửa’ đưa con người đặt chân lên sao Hỏa chỉ sau 3 tháng
-
Thiết bị AI này có thể ‘đánh hơi’ được thịt kém chất lượng
-
Phát minh ra loại cửa sổ chất lỏng có thể điều chỉnh ánh sáng, hấp thụ nhiệt, cách âm cực tốt