Làm thế nào để rút ngắn thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe?

Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người trong số chúng ta đều có rất nhiều việc cần phải hoàn thành nhưng dường như thời gian trong ngày không đủ để hoàn thành tất cả mọi việc được giao. Do đó, giấc ngủ có thể bị coi là một sự lãng phí nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể hoàn thành tốt công việc nếu ngủ ít hơn bình thường phải không? Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe?

Làm thế nào để rút ngắn thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một giấc ngủ đủ là giấc ngủ kéo dài khoảng từ 7 đến 9 tiếng. Tuy nhiên, sẽ có những ngày công việc không cho phép bạn dành đủ chừng ấy thời gian cho việc ngủ. Dẫu vậy, bạn cũng đừng lo lắng bởi chúng ta vẫn có cách để dù ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tiếp tục cày cuốc cho đến khi mọi việc hoàn thành.

Daniel Buysse, giáo sư tâm thần học của trường Đại học Pittsburh và giám đốc của Viện Hàn lâm Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine) có nói: "Số lượng người muốn ngủ ít, nhiều hơn rất nhiều so với những người thực sự cần ngủ ít". Thời gian ngủ hàng ngày của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi và thể trạng của họ. Thời gian ngủ một đêm của người trưởng thành nằm trong khoảng từ 7 đến 9 giờ. Tuy nhiên, nhiều người lại không ngủ đủ thời gian cơ thể yêu cầu: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, một phần ba dân số nước Mỹ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày. Điều này chứng minh không nhất thiết phải ngủ từ 7 đến 9 giờ mới đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.

Việc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể và não bộ của chúng ta. Khi chúng ta ngủ không đủ giấc, não bộ sẽ bị suy nhược giảm năng suất làm việc. Điều đó gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, không thể tập trung và suy nghĩ những việc cần làm. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe như tim mạch, tiểu đường và béo phì... Trong một nghiên cứu nổi tiếng về giấc ngủ, những người tham gia thử nghiệm sẽ chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm. Sau một khoảng thời gian, khả năng nhận thức và hiệu suất làm việc của họ cũng bị cắt giảm tương đương với những người làm việc liên tiếp trong 2 ngày 2 đêm; do cơ thể họ vẫn chưa thích nghi được với thời gian biểu này. Mặc dù vậy những người tham gia thí nghiệm lại không tự nhận thức được sự sụt giảm năng suất của mình.

Thiếu ngủ

"Trong một số trường hợp, thiếu ngủ giống như bị say rượu. Mọi người thường đánh giá sai mức độ suy giảm của họ và điều đó cũng cho thấy điều tương tự xảy ra khi ngủ không đủ giấc", Buysse nói.

Nhưng điều đó không có nghĩa là con người ta không thể luyện tập để rút ngắn thời gian ngủ mỗi ngày. Theo Jim Horne - một chuyên gia về giấc ngủ và cựu giám đốc của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ tại trường Đại học Loughborough ở Anh cho rằng: số giờ ngủ của mỗi người khác nhau và không nhất quyết phải ngủ đủ 7 hoặc 8 giờ/ngày.

"Tôi không khuyên các bạn nên ngủ ít đi. Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn rằng không nên quá lo lắng về thời gian ngủ mỗi ngày. Ngày hôm sau, khi thức dậy và không thấy buồn ngủ đồng thời tỉnh táo hoàn toàn, thì điều này có nghĩa là bạn đã ngủ đủ giấc dù thời gian ngủ có thế nào đi nữa", ​Jim Horne cho biết thêm.

Nghiên cứu của chuyên gia Horne còn thể hiện có những người có thể rút ngắn thời gian ngủ của họ xuống 6 giờ một ngày, tuy nhiên sáng hôm sau họ phải có một giấc ngủ ngắn và phải làm điều này một cách thường xuyên. Horne đã tiến hành thí nghiệm với những người thường xuyên ngủ từ 7 đến 8,5 giờ một ngày, rồi yêu cầu họ rút ngắn giấc ngủ của mình trong một khoảng thời gian nhất định sau mỗi đêm.

Ngủ đủ giấc

Những tình nguyện viên bắt đầu bằng cách rút ngắn thời gian ngủ của mình 1 giờ trong tuần đầu tiên và sau đó là 1,5 giờ trong ba tuần tiếp theo. Sau khi làm điều này và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng, các tình nguyện viên đều có tinh thần sảng khoái và không cảm thấy mệt mỏi dù họ chỉ ngủ có 6,5 tiếng mỗi ngày. Dần dần, điều này sẽ có thể giúp một số người giảm được thời gian ngủ nhưng vẫn đảm bảo được tinh thần và thể trạng tốt để có thể làm việc năng suất hơn. Tuy nhiên, Horne nói rằng, ông không muốn giới thiệu cách này cho những người đã có thời gian ngủ ít hơn thế. Chuyên gia Horne còn cho biết thêm, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì 6 tiếng có lẽ là không đủ đối với cơ thể bạn. Thay vào đó, bạn nên tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn là cải thiện số giờ ngủ.

Sigrid Veasey, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và sinh học thần kinh ở trường Đại học Pennsylvania, tận dụng thời gian thức dậy tốt hơn cách khác để cải thiện việc thiếu ngủ, khuyên mọi người hãy thử tập thể dục vào buổi chiều chẳng hạn. Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và sau đó làm mát nhiệt độ đó xuống bằng thời gian ngủ; khiến bạn ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn mỗi đêm. Những lời khuyên khác tối ưu hóa giấc ngủ bao gồm: tránh ăn nhiều vào cuối buổi tối, không suy nghĩ về những điều tiêu cực và không sử dụng những đồ điện tử trước khi ngủ. Quan trọng nhất là việc đảm bảo phòng ngủ tối và yên tĩnh. Một khi đã thực hiện đầy đủ những điều này, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sẽ hưng phấn trong ngày hôm sau.

Đây cũng có thể là cách giúp mọi người rút ngắn được thời gian ngủ, dành nhiều thời gian hơn cho công việc nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn nên có một thời gian biểu phân bố công việc của mình một cách khoa học để vừa có thể làm việc tốt mà vẫn giữ được sức khỏe.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Tư, 29/03/2017 11:47
1,65 👨 2.549
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình