Làm thế nào để mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không biết nói gì?

Cho dù bạn là người hướng nội hay người hướng ngoại thì chí ít cũng sẽ có những khoảnh khắc bạn cảm thấy ngại ngùng hay kỳ lạ khi không biết phải nói gì với người khác.

Cảm giác hoảng sợ, căng thẳng có thể nảy sinh khi chúng ta phải căng não để tìm ra những từ ngữ thích hợp để nói chuyện nhưng điều này thường ngăn cản tinh thần trong cách tìm chủ đề thích hợp để nói.

Làm thế nào để mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không biết nói gì?

Vậy tại sao điều này lại xảy ra? Thật ra, chúng ta thường có khuynh hướng khó bắt chuyện khi không quen với một người nào đó hoặc một nhóm người nào đó. Trước khi tìm ra điểm chung, chúng ta sẽ cố gắng bắt chuyện làm quen, nhưng để làm cho việc giao tiếp diễn ra một cách tự nhiên và suôn sẻ có thể sẽ rất khó, bởi vì chúng ta không hoàn toàn tự tin về những điều chúng ta nói.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không biết nói gì nhé!

Làm thế nào để duy trì cuộc trò chuyện với một người bạn không quen

Làm thế nào để duy trì cuộc trò chuyện với một người bạn không quen

Khi mọi việc xảy ra đúng thời điểm, việc có một vài kỹ thuật trò chuyện hữu ích là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn tạo ra một tình bạn tốt mà còn giúp tạo ra những mối quan hệ quan trọng cho những nhu cầu trong tương lai.

Đừng biến "cảm giác thú vị" thành mục tiêu cuối cùng trong cuộc trò chuyện

Nhiều người cho rằng đối với những ai muốn xây dựng các mối quan hệ, họ phải chiếm được lòng của đối phương bằng câu chuyện thú vị hoặc hài hước. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không hoàn toàn đúng. Sự tương tác này không hẳn sâu sắc để trở nên có ý nghĩa. Đừng nghĩ rằng những điều bạn nói là chưa đủ - bạn chỉ việc nói ra những điều mà mình muốn nói mà thôi.

Nhìn chung, hầu hết mọi người đều không nhớ được toàn bộ những gì mà bản thân hoặc người khác đã nói trong một tình huống cụ thể, điều mà họ nhớ được chính là sự tương tác giữa hai người. Vậy nên đừng cố gây ấn tượng cho đối phương, hãy là chính mình.

Hãy để đối phương nói về bản thân bằng cách đặt những câu hỏi

Hãy để đối phương nói về bản thân bằng cách đặt những câu hỏi

Con người ta thường có khuynh hướng thích nói về bản thân của mình. Không phải vì họ tự cao tự đại mà chỉ bởi đây là chủ đề an toàn và là điều mà họ hiểu rõ nhất. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc không nghĩ ra được điều gì để nói, hãy đặt một câu hỏi hay.

Việc đặt câu hỏi sẽ cho thấy mức độ quan tâm của bản thân và khiến đối phương cảm thấy được quan tâm nhiều hơn. Bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách chú tâm và quan sát đối phương. Chẳng hạn, nếu nhìn họ có vẻ mệt mỏi, hãy hỏi họ đã làm gì vào ngày hôm qua mà trông họ có vẻ mệt mỏi và không vui. Nếu họ đeo một món trang sức hay mặc một bộ quần áo lạ mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể cho họ biết bạn cũng đang muốn mua những món đồ đó và có thể hỏi đối phương chỗ mua chúng.

Điểm quan trọng nằm ở chỗ đặt một câu hỏi có kết thúc mở và làm cho đối phương phải nói chứ không phải chỉ đặt ra những câu hỏi mang tính chất phỏng đoán chỉ cần trả lời có hoặc không. Điều này giúp cho đối phương dễ giao tiếp, cuộc trò chuyện tiến xa hơn và bạn cũng có thể biết được tính cách của đối phương.

Trò chuyện về chủ đề thức ăn

Trò chuyện về chủ đề thức ăn

Điểm nhấn trong các cuộc nói chuyện là tìm kiếm một chủ đề chung nhất. Không phải ai cũng biết về những cải tiến mới nhất trong công nghệ hay cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất, nhưng chắc chắn ai cũng sẽ có một niềm đam mê hoặc chí ít một mối quan tâm nhỏ đến thức ăn.​

Nếu bạn và đối phương đang ăn uống cùng nhau, đây sẽ là cách dễ dàng nhất để bắt đầu một buổi trò chuyện: đưa ra một bình luận về món ăn cả hai đang thưởng thức hoặc có thể nói thêm về những món ăn hay thực phẩm khác mà cả hai đã từng thử qua. Nếu có dự định dùng bữa sau đó, bạn có thể đề nghị cho đối phương nên ăn món gì, đảm bảo đây sẽ là một chủ đề giúp bạn giao tiếp dễ dàng.

Mọi việc đơn giản chỉ là tìm ra mối quan tâm chung nhất và thức ăn là một chủ đề phổ biến nhất, đơn giản nhất và hoàn hảo nhất để nói.

Lặp lại những điều mà đối phương đã nói

Lặp lại những điều mà đối phương nói

Đôi khi các cuộc đối thoại có thể bị "đuối dần" nếu như bạn không thể thay thế một chủ đề khác mà đối phương đang nói. Nếu bản thân có rất ít kiến thức về điều mà họ đang nói thì việc thêm những quan điểm bản thân là rất khó thực hiện và những khoảng im lặng ngượng nghịu có thể xảy ra.

Một mẹo hữu ích trong trường hợp này đó là lặp lại những điều mà đối phương đã nói. Điều này không những thể hiện bạn quan tâm và lắng nghe họ, mà còn là cơ hội để đối phương chỉ ra điểm khác nhau hoặc hăm hở kể cho bạn nghe nhiều hơn nữa, bởi họ cảm giác bạn hứng thú về việc đó.

Nếu ai đó mô tả công việc phức tạp hay một vấn đề chuyên môn mà bạn không rành, họ có thể dễ dàng nhận ra rằng bạn thiếu kiến thức về chủ đề đó. Vậy nên lặp lại những điều mà họ nói hay yêu cầu họ làm rõ điều đó có nghĩa là bạn đã tạo ra một mối quan tâm và mối quan hệ tốt cho cả hai.

Chia sẻ những điều nhỏ nhặt của chính mình

Chia sẻ những điều nhỏ nhặt của chính mình

Đối với một số người, việc chia sẻ đôi chút về bản thân có thể hơi kỳ quặc - đặc biệt đối với người hướng nội. Tuy nhiên, việc chia sẻ những điều về bản thân là cách để đối phương biết được bạn muốn họ hiểu về bạn và giúp bạn lấp đầy cuộc trò chuyện.​

Như đã đề cập phía trên, nói gì để người khác nhớ không phải là một điều quan trọng. Một người sẽ nhớ cảm giác im lặng đến ngượng nghịu hơn là những cuộc trò chuyện vô nghĩa về những điều như: bạn đã ăn gì ngày hôm qua hay bạn đã mua một món đồ gì mới.

Cách lý tưởng đó là bản thân hãy tự tin khơi mào bất kỳ chủ đề gì bạn muốn. Nếu bạn giúp xóa bỏ sự ngượng nghịu, đối phương sẽ cảm kích nỗ lực tạo sự tiếp nối trong câu chuyện, do đó đừng nghĩ quá nhiều về cách làm thế nào để mở đầu cuộc trò chuyện.

Nên nhớ "biết tuốt" không có nghĩa làm cho ai đó trở thành một "chuyên gia trò chuyện"

Nên nhớ "biết tuốt" không có nghĩa làm cho ai đó trở thành một "chuyên gia trò chuyện"

Bạn phải luôn ghi nhớ điều này trong đầu. Việc có một lượng kiến thức dồi dào có thể giúp bạn trò chuyện với nhiều kiểu người khác nhau, nhưng không hẳn cần thiết.

Việc biết tất tần tật mọi thứ tạo khuynh hướng thống trị cuộc trò chuyện, khiến đối phương "im lặng". Việc sử dụng những mẹo trên và áp dụng những điều cơ bản sẽ giúp bạn có một cuộc chuyện trò thoải mái nhất có thể.

Hãy nhớ là bạn đang tìm kiếm mạch trôi chảy và sự kết nối bằng cách đơn giản nhất. Đừng nghĩ quá lên mà làm cho cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt và tạo sự ngượng nghịu cho cả hai.

Xem thêm: Làm thế nào để giúp cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn?

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 26/12/2017 14:21
51 👨 6.281
0 Bình luận
Sắp xếp theo