Làm gì sau khi mất việc?

Đừng biến khoảng thời gian sau khi mất việc thành giai đoạn khủng hoảng.

Mất việc là 1 trong những điều khó khăn mà một người phải đối mặt trong sự nghiệp của mình, đặc biệt là khi nó tới hoàn toàn bất ngờ không hẹn trước. Những ngày sau sự kiện này lại càng trở nên khó khăn hơn, như trong bài viết của James Altucher trên LinkedIn: Bạn không thể tập trung suy nghĩ, bạn không thể tập thể dục, không thể ăn uống bình thường, không thể cạo râu hay thậm chí là tắm. Bạn thậm chí còn chẳng thể thở sâu nữa. Bạn nghĩ rằng chẳng việc nào trong số chúng có thể giúp được cả. Chẳng việc nào có thể giúp tiền có thêm trong tài khoản của bạn, chẳng việc nào giúp lấy lại lòng tin vào bản thân. Altucher đã từng bị sa thải "rất nhiều lần tới nỗi không thể kể hết" mang đến những lời khuyên hữu ích cho những ai rơi vào tình trạng này.

Xử lý cảm xúc

Tyler Parris - tác giả của cuốn "Chief of Staff: The Strategic Partner Who Will Revolutionize Your Organization" nói rằng khi bạn bình tĩnh trở lại thì việc xử lý cảm xúc là rất quan trọng. Ông gợi ý bắt đầu bằng việc nhận diện những cảm xúc đó là gì, sau đó là quyết định xem mình sẽ làm gì với chúng theo cách hiệu quả nhất. Nếu cứ để cảm xúc đó, chúng sẽ xếp chồng lên và cuối cùng khiến bạn cư xử theo cách mà bạn không nên.

Tận hưởng tự do

Ngủ 8 tiếng mỗi ngày, thức dậy sớm, tập thể dục, đi tắm, mặc đẹp, ra phố và đi dạo. Đó là những gì mà Altucher gợi ý. Bạn cần giữ mọi việc "bình thường" nhất có thể trong khoảng thời gian khó khăn này bằng cách luôn bận rộn và hoạt động. Đừng chỉ ngồi nhà và hờn dỗi mọi thứ.

Hãy thôi bực tức

Altucher nói rằng: "Bạn sẽ cảm thấy tức tối với mọi người ở chỗ làm cũ vì họ đã đánh giá sai bạn", nhưng hay nhớ rằng họ cũng chỉ đang cố sống mà thôi. Hãy làm 1 danh sách những điểm tốt về sếp và đồng nghiệp, gửi cho họ email nói cho họ biết vì sao bạn cho rằng họ đang làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, hãy cảm ơn họ vì bạn đã có cơ hội làm việc cùng và vì bất cứ điều gì khác mà họ đã dạy bạn.

Ăn trưa với ai đó đã lâu không gặp

Altcher nói rằng gặp gỡ ai đó mà bạn chưa gặp trong thời gian dài có thể mang lại 1 làn gió mới, "thay máu" cho con người bạn. "Bạn cần phải truyền máu để có thể loại bỏ hoàn toàn dòng máu cũ". Thêm nữa, đây cũng là cách hay để kết nối mà cho mọi người biết rằng bạn đang tìm kiếm 1 công việc mới.

Viết danh sách thành tích của mình

"Sau khi bị sa thải, mất tự tin hay cảm giác rằng trở ngại này sẽ còn kéo dài là điều rất tự nhiên. Nhưng khi còn làm việc, bạn cũng đã có nhiều đóng góp" - đó là chia sẻ của Lynn Taylor - chuyên gia nhân sự và cũng là tác giả của cuốn sách "Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job". Cô gợi ý bạn nên làm 1 danh sách những điều mình đã làm được để nhắc nhở bản thân về những kĩ năng của mình.

Coi mình như 1 doanh nghiệp 1 người

Hãy tự tìm "khách hàng" cho mình (địa điểm hay con người mà bạn muốn làm việc cùng), đưa ra danh sách 10 (hoặc nhiều hơn) ý tưởng cho mỗi khách hàng mà bạn có thể kiếm tiền từ đó. Altucher nói rằng: "Cách này là 1 bài tập cho ý tưởng. Bạn có thể đề xuất ý tưởng với khách hàng, nếu không hãy chuyển sang khách hàng tiếp theo".

Lập danh sách các chi phí phải trả

Bạn vừa mất việc và đây chắc chắn là khoảng thời gian khó khăn về mặt tài chính. Hãy dành 1 ngày liệt kê các loại chi phí. Bạn sẽ không biết mất bao lâu trước khi mình lại có 1 nguồn thu nhập ổn định nên hãy cẩn trọng trong chi tiêu.

Tác giả Jacquelyn Smith và Rachel Gillett

Thứ Tư, 06/07/2016 17:12
31 👨 546
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc