Khoa học chứng minh: Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh (và hướng dẫn cho người mới bắt đầu)

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tập thể dục là một "công cụ hữu ích" để làm chậm tiến trình lão hóa. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sức khỏe, độ dẻo dai, linh hoạt khi chúng ta già đi.

Hiện giờ có một phương pháp dễ dàng hơn trong việc làm chậm quá trình lão hóa trong não bộ của chúng ta. Một nghiên cứu thú vị mới gần đây của trường Đại học Harvard đã chỉ ra cách luyện tập đơn giản, nếu được thực hành một cách thường xuyên có thể giúp ngăn chặn được quá trình lão hóa trong não. Bằng cách nào ư? Đó chính là thiền định.

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Chắc hẳn tất cả chúng ta đã từng nghe thiền định giúp ta có cảm giác thư giãn, bình yên và làm giảm những lo âu, căng thẳng. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đưa ra bằng chứng rằng thiền định còn làm đảo ngược tiến trình lão hóa trong não bộ. Bằng cách sử dụng các công nghệ y học phức tạp, các nhà nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Havard cho thấy thiền định tạo ra những thay đổi đáng kể trong các thành phần quan trọng của não như: kiểm soát cảm xúc, trí nhớ và khả năng học tập.

Nghiên cứu

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Trong vòng 8 tuần nghiên cứu, các nhà khoa học tại trường Đại học Havard đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (chụp MRI) để so sánh não bộ của hai nhóm. Một nhóm thực hành thiền định trung bình 27 phút một ngày, liên tục trong 8 tuần và nhóm còn lại thì không thực hành thiền định. Cả hai nhóm phải điền vào bảng trả lời câu hỏi trước và sau cuộc nghiên cứu dùng để đo lường mức độ căng thẳng, lo âu. Hình ảnh MRI về não bộ của cả hai nhóm cũng được chụp trước và sau cuộc nghiên cứu. Cuối cùng, những hình ảnh MRI cho những thay đổi đáng kể giữa hai nhóm tại những khu vực quan trọng trong bộ não như kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ con người.

Kết quả thu được

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khu vực hồi hải mã, thành phần thường nhăn lại theo độ tuổi, trở nên dày hơn ở những người tập thiền sau 8 tuần, và điều không tìm thấy ở những người không tập thiền. Khu vực hồi hải mã này giúp kiểm soát trí nhớ, khả năng học hỏi, tự nhận thức và cảm xúc. Hơn nữa, mật độ của khu vực hạch hạnh nhân - vùng kiểm soát những cảm xúc như căng thẳng hay lo lắng, lại giảm ở những người tập thiền, nhưng không thay đổi ở nhóm những người không tập.

Lợi ích của việc thiền định mỗi ngày

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Vậy những thay đổi trong não bộ được tạo ra bởi thiền định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Những người tập thiền cho biết họ cảm thấy ít căng thẳng và lo lắng hơn nhóm còn lại. Thiền định giúp giảm nhịp độ hơi thở và luyện tập việc tập trung vào hơi thở của mình (hay một câu nói hoặc hình ảnh, còn tùy thuộc vào dạng thiền định mà bạn chọn). Điều này có thể xây dựng thói quen "dừng lại trước khi hành động", thay vì cứ hành động mà không chịu suy nghĩ.

Chẳng hạn như có một người đồng nghiệp đang giận dữ nói những lời không hay với bạn, đổ lỗi bạn đã mắc những sai lầm. Nếu không có sự chuẩn bị trước, bản năng sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái phòng thủ và lập tức đáp trả lại đồng nghiệp của mình. Nhưng nếu biết "dừng lại" kiềm chế, hít một hơi thở thật sâu trước khi phản ứng lại, bạn có thể hướng cuộc đối thoại theo cách giúp đồng nghiệp thư giãn và xua tan đi cơn giận dữ.

Hoặc giả sử bạn đang lái xe trên đường và có ai đó cắt ngang đầu xe của bạn, thói quen dừng lại và hít thở sâu có thể giúp bạn không thốt ra những câu chửi rủa hay cử chỉ tức giận. Việc làm giảm cảm giác giận dữ, căng thẳng và lo lắng không những giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn, mà còn cho cả những người xung quanh bạn nữa. Hơn nữa, não bộ của bạn sẽ duy trì sự năng động, khả năng ghi nhớ và học tập, những chức năng thường bị mất đi theo tuổi già.

Thiền định như thế nào?

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Nếu chưa bao giờ luyện tập thiền và muốn bắt đầu luyện tập ngay thì có rất nhiều nguồn thông tin hữu ích trên Internet sẵn có dành cho bạn. Nếu quan tâm đến các nhóm thiền, hãy tìm trên google "thiền theo nhóm" và tìm những nhóm thiền ở xung quanh nơi bạn ở. Ngoài ra, trên thị trường cũng có bán rất nhiều sách và băng đĩa hướng dẫn cách thiền. Tara Brach và Pema Chodron là hai giáo viên nổi tiếng, người đã xuất bản ra những cuốn sách và băng về thiền định. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều giáo viên khác giảng dạy về bộ môn này nữa.

Hướng dẫn thiền cho những người mới bắt đầu

Thiền định giúp não bộ của chúng ta luôn "trẻ" và khỏe mạnh

Dưới đây là phương pháp thiền định đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào - trong phòng khách, cơ quan hay thậm chí là ngay trong ô tô của bạn.

1. Tìm một vị trí thoải mái: bạn có thể ngồi khoanh chân trên nệm hoặc ngồi thẳng lưng trên ghế, miễn là cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nên giữ thẳng xương sống nhưng đừng quá cứng và thả lỏng hai vai. Giữ đầu hơi hướng lên trên một chút như thể được giữ bởi một sợi dây vô hình. Đặt tay nhẹ nhàng lên hai chân, lòng bàn tay có thể hướng lên hoặc hướng xuống, điều quan trọng làm sao để bạn thấy thoải mái nhất.

2. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại hoặc có thể mở mắt ra tập trung hướng nhìn vào một điểm cố định trên tường.

3. Khi thở ra và hít vào, hãy giữ hơi thở nhẹ nhàng, chậm rãi và tự nhiên, giữ sự chú ý và tập trung vào hơi thở. Tưởng tượng rằng bạn đang hít năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể vậy. Thời gian đầu, có thể tâm trí của bạn sẽ rất bận rộn và hay suy nghĩ lung tung nhưng đừng quá lo lắng! Nếu tâm trí bị lạc theo những ý nghĩ nào đó, hãy nhẹ nhàng hướng sự chú ý của bạn lại với hơi thở.
4. Bắt đầu với 10 phút mỗi ngày. Khi cảm thấy quen và thoải mái hơn, bạn có thể tăng dần thời gian luyện tập trong ngày.
Một lần nữa, hãy nhớ rằng thiền định là một "công cụ hữu ích" và quan trọng, nó không chỉ giúp làm giảm đi lo âu và căng thẳng, mà còn giúp não bộ trẻ và khỏe khoắn hơn. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin trên mạng.

Thứ Hai, 21/11/2016 11:40
51 👨 2.292
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình