Khám phá hố xanh sâu nhất thế giới nằm ở biển Đông

Cuộc thám hiểm mới về một hố xanh huyền bí ở biển Đông đã cho thấy rằng nó là hố xanh sâu nhất trên thế giới. Theo Tân Hoa Xã, hố Dragon hay Longdong sâu 300,89 m và sâu hơn so với hố xanh Dean ở Bahamas - từng giữ kỷ lục trước đó (hố xanh Dean sâu khoảng 202 m). Truyền thuyết cổ xưa kể rằng hố Dragon được nhắc đến trong tiểu thuyết triều Minh "Tây Du Ký" - một chú khỉ có khả năng siêu nhiên được ban cho một cây gậy càn khôn bởi một con rồng cai trị vương quốc sâu dưới biển.

Hố xanh

Các nhà khoa học trong lĩnh vực này vẫn đang kiểm tra và xác nhận lại điều này nhưng theo tiến sĩ Pete van Hengstum – một nhà địa chất biển ở trường đại học Texas A&M có nói rằng: nếu đo về mặt kích thước thì hố Dragon sâu hơn hố xanh Dean. Ông đã tiến hành nghiên cứu tại các hố xanh và các phễu tiêu nước chảy qua khu vực vùng biển Caribbean.

Những kì quan dưới nước

Tiến sĩ Van Hengstum cho biết: hố xanh là các phễu chứa đầy nước tạo ra khối đá cacbonat như đá vôi. Trải qua một thời gian dài, khối đá cacbonat hòa tan dưới mặt đất rồi tạo ra các hang động hay lỗ hổng.

Ông còn khẳng định: "Cuối cùng, quá trình hoà tan làm cho hang động tiến lại gần hơn về phía bề mặt Trái Đất và nếu trần của hang động rơi xuống sẽ tạo thành một hố màu xanh hoặc một phễu chứa nước". Một vài hố xanh, giống như hố Dragon tạo ra môi trường biển còn những hố khác là vùng đất liền.

Kì quan dưới hố xanh

Một số điều huyền bí rằng tại sao các hố xanh lại được hình thành ở chính nơi này và nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Lisa Park Boush - nhà khoa học địa lý ở trường đại học Connecticut là người nghiên cứu về các chất trầm tích có trong hố xanh, nói rằng phản ứng hóa học chung giữa nước muối và nước ngọt có thể tạo ra axit yếu và ăn mòn đá vôi cũng như các loại cacbonat khác. Kết quả là, mực nước biển tăng và giảm có thể ảnh hưởng đến thời gian và địa điểm của việc hình thành các hố xanh.

Ông Boush cũng trả lời trang Live Science rằng: "Ở đó có một nhóm nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hoạt động của vi khuẩn". Trong một vài trường hợp, vi khuẩn có thể giúp hòa tan tầng đá gốc và xây dựng các hố xanh. Ngoài vi khuẩn ra, những sinh vật khác cũng coi những hố rộng tự nhiên tuyệt đẹp này là nhà của chúng.

Sự sống trong hố xanh

Nhà khoa học địa lý Boush nói: "Thật tuyệt khi trực tiếp nhìn thấy sự sống ở trong những hố xanh," và gọi môi trường sống trong những hố xanh đó là một "bí ẩn".

Theo Tân Hoa Xã, các nhà khoa học cùng với Viện nghiên cứu tiến trình tàu Sansha về vấn đề bảo vệ san hô ở Trung Quốc đã sử dụng robot dưới nước và bộ cảm biến chiều sâu khám phá về thế giới bí ẩn của hố Dragon - là một điểm đặc biệt ở Yongle, một rạn san hô gần các đảo Xisha ở biển Đông. Họ tìm thấy hơn 20 sinh vật biển sống ở mặt trên hố. Vào ngày 22 tháng 7, các nhà nghiên cứu trả lời rằng: Ở dưới độ sâu khoảng 100 m, nước biển trong hố xanh gần như không có oxy nên có rất ít sự sống.

Sự sống trong hố xanh

Cô còn lưu ý việc lặn sâu trong các hố xanh là cực kỳ nguy hiểm và đó là "Một trong những lý do giải thích rằng tại sao nó lại rất nguy hiểm là vì giới hạn khí oxy và thậm chí ở đó còn chứa rất nhiều nước sulfuric."

Tiến sĩ Van Hengstum nói: "Những thợ lặn được huấn luyện tốt có thể tham gia vào chuyến thăm quan đó". Ởnhững trường hợp khác, các nhà nghiên cứu đậu thuyền ngay trên hố xanh và thả dụng cụ xuống để đo độ sâu, nhiệt độ, sự oxy hóa và các nhân tố khác. Cả Boush và van Hengstum cùng tiến hành nghiên cứu các trầm tích nằm dưới đáy các hố xanh. Các trầm tích này có chứa thông tin về môi trường trong quá khứ, biến đổi khí hậu và đôi khi hóa thạch.

Van Hengstum cũng cho biết rằng hố Dragon ở biển Đông được hình thành trong môi trường giống với những hố xanh ở Bahamas. Gần đây, nhiều hố xanh bị ngập tràn bởi nước biển ở Bahamas giống như các phễu tiêu nước trong suốt thời kỳ sông băng khi mà mực nước biển thấp hơn. Nhưng sau lần kỷ băng hà cuối cùng bị ngập lụt, các sông băng lục địa tan chảy và mực nước biển trên thế giới lại tăng.

Boush nói: "Bahamas nằm trên một tảng cacbonat lớn bằng phẳng có những nơi cao đến 610 m. Một số cacbonat này được các sinh vật ám tiêu như san hô – bài tiết ra canxi cacbonat như một loại cấu trúc bảo vệ. Nhưng canxi cacbonat còn có ở cả tảo vôi (tảo có lớp da canxi cacbonat cứng) và thậm chí ở cả phân cá".

"Cá ăn các rạn san hô", Boush cho biết. "Ví dụ: Cá mó nhai được. Khi bạn lặn cùng bình nén hơi, bạn sẽ nghe thấy tiếng 'click, click, click, click, click' và đó là tiếng cá mó đang ăn rạn san hô. Đúng, đó là tất cả những gì diễn ra đều được lặp đi lặp lại."

Thứ Năm, 28/07/2022 10:58
4,73 👨 1.741
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới thực vật