Khám phá cơ sở nghiên cứu hạt neutrino nằm sâu 700m dưới lòng đất

Trung Quốc đang xây dựng một đài quan sát Neutrino dưới lòng đất có quy mô lớn thứ hai tại nước này ở thành phố Giang Môn, tỉnh Sơn Đông.

Đài quan sát Neutrino dưới lòng đất Giang Môn (JUNO), đang được xây dựng ở độ sâu 700m. Hiện tại, các kỹ sư đang lắp đặt thiết bị thí nghiệm cốt lõi được sử dụng để phát hiện hạt neutrino có đường kính 41m, trong một bể sâu 44m.

Neutrino là loại hạt sơ cấp có khối lượng cực nhỏ so với các hạt nguyên tử khác từng được biết đến, đến mức từng được cho là không có khối lượng. Chúng cũng không mang điện tích. Vì vậy, Neutrino còn được gọi là "hạt ma" và rất khó phát hiện.

Hạt neutrino không bị cản trở bởi từ trường nên chúng có thể bay xuyên qua vũ trụ theo một đường thẳng với tốc độ lớn rất gần với tốc độ ánh sáng.

Nó là hạt tồn tại nhiều thứ hai trong vũ trụ sau hạt ánh sáng (photon) và là hạt cơ bản khó nắm bắt nhất của tự nhiên. Phần lớn hạt neutrino được tạo ra trong các phản ứng giữa bầu khí quyển của trái đất và bức xạ vũ trụ. Số lượng hạt còn lại được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân bên trong mặt trời.

Mỗi giây có 100 nghìn tỷ hạt neutrino đang truyền qua cơ thể chúng ta hoặc có khoảng 65 tỷ Neutrino đi qua mỗi một xăngtimet vuông của Trái đất. Và gần như không thể ngăn cản hạt neutrino di chuyển và chúng cũng không gây ra bất cứ tác dụng nào.

Khi hoàn thành, JUNO sẽ có khả năng đo chất lượng hạt neutrino, tương đương cơ sở thí nghiệm phát hiện Neutrino Kamiokande của Nhật Bản và cơ sở thí nghiệm Neutrino sâu trong lòng đất đang được xây dựng của Mỹ.

Chủ Nhật, 01/05/2022 16:36
31 👨 305
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học