Khám phá bí ẩn của những vũ khí hóa học nguy hiểm trong chiến tranh cổ đại

Trong lịch sử, các cuộc chiến tranh cổ đại dựa chủ yếu vào sức người và chiến thuật. Nhưng trong thời kỳ đó, con người cũng đã biết dựa vào những thứ có trong tự nhiên để chế tạo ra một số vũ khí nguy hiểm. Chúng được sử dụng như vũ khí sinh học gây hậu quả khủng khiếp cho con người.

Cuộc vây hãm Kirrha 590 TCN

Cuộc vây hãm Kirrha 590 TCN

Năm 590 TCN, tại thành phố Kirrha, Hy Lạp đã diễn ra cuộc vây hãm Kirrha để lại hậu quả kinh hoàng. Trong cuộc chiến tranh này, người ta đã đầu độc nguồn nước bằng vũ khí sinh học được điều chế từ cây trụ điên (cây lê lư - tên tiếng Anh là Hellebore).

Nạn nhân khi bị trúng độc từ cây trụ điên có thể bị chóng mặt, sưng phồng lưỡi và cổ họng, có cảm giác nghẹt thở, tiêu chảy. Thậm chí nếu bị nặng tim có thể ngừng đập dẫn đến tử vong.

Cuộc chiến tranh Mithridatic lần thứ 3

Cuộc chiến tranh Mithridatic lần thứ 3

Đây là cuộc chiến tranh dài nhất và cuối cùng trong chiến tranh Mithridatic diễn ra từ năm 73 – 63 TCN giữa Mithridatic VI của Pontus với người La Mã.

Khi chiến tranh đang hồi căng thẳng, Mithridatic VI đã cho quân lính sử dụng những mũi tên có tẩm nọc độc rắn bắn vào binh lính La Mã. Sau vài ngày, những người lính bị trúng độc mới mất mạng.

Ngoài ra, Mithridatic VI còn cho chất độc vào mật ong và cố tình để lại chúng cho quân đội La Mã tìm thấy. Binh lính La Mã tưởng đó là mật ong bình thường nên sử dụng. Họ bị ngộ độc và mất sức chiến đấu khi quân đội của Mithridatic VI tấn công. Do đó, đội quân La Mã đã bị thất bại trong cuộc chiến này.

Cuộc vây hãm Dura-Europos năm 256 TCN

Cuộc vây hãm Dura-Europos năm 256 TCN

Năm 256 TCN, người Sassania đã giành chiến thắng trong cuộc vây hãm thành Dura-Europos. Khi quân đội La Mã đột nhập vào hầm mỏ của họ, người Sassania ném lưu huỳnh và nhựa đường vào lửa, tạo thành một loại khí gây ngạt. Khi con người hít vào, khí này sẽ trở thành axit sunfuric. Chỉ vài phút sau đó, lính cảnh vệ La Mã trong đường hầm đều chết.

Thứ Năm, 08/09/2016 17:30
31 👨 1.229
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học