Hướng dẫn tạo ảnh động vô cực đơn giản bằng Cliplets

Ảnh động vô cực đang là xu hướng của mùa hè năm nay. Bạn cũng muốn tự tạo cho mình những hình ảnh động vô cực siêu chất, vậy thì hãy cùng theo dõi cách tạo ảnh động vô cực với Cliplets siêu dễ sau đây nhé!

Cách thức Cliplets hoạt động

Cliplets hoạt động bằng cách 'tạm dừng' nền trong khi một vùng được chọn trong video phát lặp lại đi lặp lại nhiều lần.

Chọn khu vực tạo hình động

Vì vậy, trong ví dụ minh họa trên, khu vực màu xanh lá cây là khu vực được lựa chọn phát video lặp đi lặp lại, trong khi nền xung quanh 'tạm dừng'.

Cách tạo ảnh động vô cực với Cliplets

Để bắt đầu sử dụng Cliplet, bấm vào đây để tải phiên bản 32-bit, hoặc ở đây cho phiên bản 64-bit. Lưu ý rằng phần mềm này hiện chỉ hoạt động với Windows 7.

Đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào giao diện người dùng của phần mềm Cliplets (được đánh số cho các bạn thuận tiện theo dõi).

  1. Khu vực xem video.
  2. Timeline kiểm soát video bạn đã nhập.
  3. Bảng điều khiển các lớp được sử dụng để chỉnh sửa.
  4. Timeline của dự án hoàn chỉnh với một nút phát để xem hiệu ứng cuối cùng.

Giao diện Cliplets

Tạo ảnh động vô cực

Tiếp theo, lấy một đoạn clip ngắn mà bạn muốn biến thành ảnh động vô cực. Lưu ý video của bạn phải được ghi chắc tay, không bị rung, giật hình. Bây giờ, hãy kéo clip ngắn của bạn vào khu vực xem.

Hãy thử nhấn nút phát ở trên cùng. Bạn sẽ nhận thấy rằng video của bạn được ổn định và hầu như không có chuyển động rung, giật.

1. Chọn khung nền tĩnh

Bước đầu tiên là chọn nền "tạm dừng" (nền tĩnh). Bạn chọn nền này bằng cách trượt hình vuông phía trên cùng timeline.

Chọn nền tĩnh của bức ảnh trên timeline

Bạn nên chọn một nền không di chuyển quá nhiều. Trong hình minh họa, nền được chọn (và hiển thị) ở đây là bàn tay xoay bánh xe và sau đó đặt lên trên tấm ván. Bánh xe được ổn định xung quanh trung tâm của màn hình.

Hình nền tĩnh của bức ảnh

2. Chọn hình động

Bước tiếp theo bạn phải làm là click vào Add new layer nằm trên khung layer bên phải. Đặt tên lớp mới với tiêu đề “loop" (vòng lặp). Làm nổi bật một phần nhỏ clip mà bạn muốn làm hình động. Di chuyển khu vực màu cam trên trình tự thời gian clip đã nhập để chỉ ra điểm bắt đầu và kết thúc của vòng lặp video.

Di chuyển khu vực màu cam trên timeline

Hãy nhớ rằng khu vực hình động sẽ được lặp lại. Trong ví dụ này, hình ảnh bánh xe quay một vòng được lặp đi lặp lại. Không có giới hạn về thời gian lặp bao lâu, miễn là đảm bảo sự trơn trụ của hiểu ứng. Bạn có thể điều chỉnh một vài lần để có được đạt được hiệu quả như mong muốn.

3. Phác thảo khu vực tạo ảnh động

Khi đã xong bước trên, vẽ xung quanh khu vực bạn muốn tạo hình động.

Con trỏ vẽ khu tạo ảnh động

Lưu ý, con trỏ chuột của bạn bây giờ sẽ trông giống như một cây bút được đánh dấu màu xanh lá cây. Đây là cách để bạn vẽ một phác thảo khu vực bạn muốn tạo ảnh động.Trong trường hợp này, hình động được chọn là bánh xe quay.

Khoanh vùng khu vực tạọ ảnh động

Nhấn nút phát ở cuối để xem hiệu quả hoạt động. Nếu không hài lòng, hãy thử điều chỉnh Bước 2 bằng cách thêm hoặc xóa một hoặc hai khung hình trong phần lựa chọn hình động.

Nếu nó vẫn không hoàn hảo, đây là một mẹo nhỏ. Bật 'Smooth' nằm dưới nút Play ở timeline dự án.

Bật smooth để video chạy mượt hơn

4. Xuất file ảnh động vô cực

Khi bạn cảm thấy hài lòng với ảnh động vô cực của mình, hãy nhấn vào nút 'Export Cliplet' và bạn sẽ thấy ba định dạng tập tin: .gif, .mp4 và .wmv, chọn định dạng bạn muốn lưu. Trong ví dụ này, ảnh động vô cực được xuất dưới dạng .gif.

Ảnh động vô cực định dạng gif

Nhóm nghiên cứu của Microsoft đã tạo ra một phần mềm đơn giản mà mọi người có thể sử dụng để tạo các ảnh động vô cực. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào tạo cho mình một bức ảnh động vô cực độc đáo và chia sẻ với bạn bè.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Tư, 02/08/2017 17:08
31 👨 936
0 Bình luận
Sắp xếp theo