Hiển thị thông tin CPU thông qua Command Prompt trên Windows 10
Trên Windows 10, người dùng có thể xem thông tin CPU đã cài đặt trên máy tính của mình bằng cách sử dụng câu lệnh. Nếu muốn xem các thông tin chỉ tiết về CPU của bạn mà không cần phải restart lại máy hay cài đặt thêm bất kỳ công cụ thứ 3 nào, bạn có thể thực hiện được điều này bằng cách sử dụng Command Prompt.
Để xem các thông tin về CPU trên thiết bị Windows 10 thông qua Command Prompt, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Đầu tiên mở Command Prompt duới quyền Admin
Để làm được điều này bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở Power User Menu, sau đó click chọn Command Prompt (Admin).
Hoặc cách khác là nhập cmd vào khung Search trên Start Menu, sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để mở Command Prompt dưới quyền Admin.
2. Trên cửa sổ Command Prompt bạn nhập câu lệnh dưới đây vào:
wmic cpu get caption, deviceid, name, numberofcores, maxclockspeed, status
Lệnh xuất ra như hình dưới đây:
Mặc dù thủ thuật này không thể thay thế được các ứng dụng như AIDA64 hoặc HWiNFO, nhưng nó cũng là một tùy chọn hữu ích để xem các thông tin CPU một cách nhanh chóng mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ ứng dụng bên thứ 3 nào cả.
Nếu cần phải sử dụng công cụ GUI, bạn có thể xem một số thông tin CPU thông qua công cụ Task Manager được tích hợp sẵn. Mở Task Manager, chọn tab Performance, chọn CPU (thường nó ở ngay trên đầu, không cần chọn), bạn sẽ thấy bên dưới biểu đồ mức sử dụng CPU là những thông số chi tiết về CPU như tốc độ CPU (Speed), số nhân CPU (cores), số luồng (logical proccessors). Như máy tính trong ví dụ này có 2 nhân, 4 luồng.
Hoặc một tùy chọn khác để xem cấu hình máy tính là System Information. Để sử dụng System Information, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run. Trên cửa sổ lệnh Run, bạn nhập lệnh dưới đây vào:
msinfo32
2. Lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ System Information, trong mục System Summary bạn tìm value Processor ở khung bên phải là xong.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
- Sử dụng CMD để tạo một thư mục “không thể xóa” trên Windows
- Hiển thị thông tin BIOS trên Windows 10 bằng Command Prompt
- Làm thế nào để kích hoạt Ctrl+C/Ctrl+V để thực hiện lệnh dán trong cửa sổ Command Prompt?
Chúc các bạn thành công!

- Một số thông tin về Notification Center trên Windows Threshold
- Thủ thuật đổi màu nền Command Prompt trên Windows
- Thủ thuật vô hiệu hóa Command Prompt trên Windows
- Cách bảo mật thông tin cá nhân từ hình ảnh trên Windows 10
- Cách tắt thông báo hỏi phản hồi trên Windows 10
- Thủ thuật burn file ISO từ Command Prompt trên Windows 10
- Hiển thị thông tin BIOS trên Windows 10 bằng Command Prompt
-
Cách bật lời nhắc tắt nhiều tab trên Microsoft Edge
-
7 cách tắt màn hình laptop Windows 10
-
Mời tải về bộ theme Bending Light huyền ảo cho Windows 10
-
Cách tắt widget tin tức trong Taskbar trên Windows 10
-
Cách tắt hoặc khởi động lại máy tính Windows 10X
-
Sửa lỗi 0x80040c97, không thể cài OneDrive trên Windows 10