Phát hiện ngôi sao có 1-0-2 trong vũ trụ, 'méo' thành hình giọt nước mắt
Dựa trên dữ liệu truyền lại từ vệ tinh TESS của NASA, một nhà thiên văn học nghiệp dư đã phát hiện ra một ngôi sao kỳ lạ cách Trái Đất 1.500 năm ánh sáng có hình giọt nước mắt chứ không phải hình cầu thông thường.
Ngôi sao này có tên gọi HD74423, sở hữu đặc tính độc đáo chưa từng được ghi lại trong lịch sử khiến các nhà thiên văn học không thể hiểu nổi nó.
HD74423 nặng gấp 1,7 lần Mặt trời của chúng ta. Tất cả các ngôi sao, kể cả Mặt trời đều có khả năng xung động và rung dù bạn có quan sát nó từ hướng nào đi chăng nữa. Nhưng HD74423 lại chỉ dao động ở một bên và là ngôi sao đầu tiên sở hữu đặc tính kỳ lạ này.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này là do HD74423 là một ngôi sao nằm trong hệ sao đôi - hệ có hai hành tinh quay xung quanh nhau với ngôi sao còn lại có kích thước nhỏ màu đỏ thường thấy trong vũ trụ.
Hai ngôi sao này có quỹ đạo di chuyển rất gần nhau và chúng hoàn thành một vòng quay xung quanh nhau chỉ sau hai ngày ở Trái Đất. Sự tiệm cận này khiến xung động của HD74423 bị ảnh hưởng bởi trọng lực của ngôi sao đỏ và khiến cho nó có hình một giọt nước mắt.
Một nhà thiên văn học nghiệp dư đã khám phá ra ngôi sao này trong mớ dữ liệu từ vệ tinh TESS của NASA được cung cấp cho công chúng.

-
Lý do sao Mộc không thể trở thành sao
-
Những hiện tượng thiên văn đáng chú ý tại Việt Nam trong năm 2021
-
Hành tinh đôi Đông chí: Sao Mộc và Sao Thổ ở gần nhau nhất trên bầu trời, sự kiện thiên văn 794 năm mới xuất hiện 1 lần
-
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật 1,2 tỷ tuổi của Mặt Trăng về Trái Đất thành công
-
Những bức ảnh vũ trụ ấn tượng năm 2020
-
Tinh vân vòng xanh - nơi giải đáp bí ẩn về các ngôi sao đôi