Hành tinh địa ngục có tuyết rơi dù nhiệt độ trên 2.750 độ C

Sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời vô cùng kỳ lạ, có những cơn mưa tuyết rơi dày đặc dù nhiệt độ luôn trên 2.750 độ C.

Ngoại hành tinh Kepler-13Ab
Từ trái qua: Ngoại hành tinh Kepler-13Ab với quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ Kepler-13A của nó, tiếp theo là hệ sao đôi: sao lùn cam Kepler-13C và ngôi sao Kepler-13B. (Ảnh: NASA.)

Ngoại hành tinh đó có tên là Kepler-13Ab, một hành tinh địa ngục chịu ảnh hưởng khóa thủy triều với ngôi sao chủ, sao Kepler-13A. Có nghĩa là một mặt của nó luôn hướng về phía ngôi sao mẹ được chiếu sáng thường xuyên với nhiệt độ trên 2.750 độ C. Nửa kia sẽ đắm chìm trong màn đêm vĩnh cửu và liên tục xuất hiện những cơn mưa titan oxit (thành phần chính trong kem chống nắng) dày đặc như tuyết rơi qua bầu khí quyển nóng.

Đây là một trong những ngoại hành tinh nóng nhất từng được phát hiện. Những hành tinh kiểu này được gọi là “Sao Mộc nóng” và phải có một lớp khí tương tự oxide titan để hấp thụ ánh sáng và làm nóng. Nhưng Kepler-13Ab thì khác, oxide titan không có mặt ở bán cầu ban ngày mà chỉ xuất hiện ở bán cầu đêm. Những cơn gió lạnh ở đây khiến chúng ngưng tụ tạo thành các đám mây và liên tục đổ xuống bên dưới do trọng lực ở hành tinh này cao hơn gấp 6 lần so với sao Mộc.

Các nhà khoa học gọi quá trình kết tủa như vậy là “cái bẫy lạnh” và đây là lần đầu tiên họ hát hiện được nó trên một ngoại hành tinh.

So sánh tương quan kích thước của Kepler-13Ab và năm hành tinh trong Hệ Mặt Trời
So sánh tương quan kích thước của Kepler-13Ab và năm hành tinh trong Hệ Mặt Trời. (Đồ họa: NASA, ESA, and A. Feild (STScI).)

Kepler-13Ab nặng hơn 9 lần so với sao Mộc và không phải là nơi phù hợp với sự sống. Nhưng việc quan sát và nghiên cứu khí quyển hành tinh khí kiểu “sao Mộc nóng” là bước thử nghiệm để tiến hành nghiên cứu khí quyển của những hành tinh đá giống Trái Đất.

Đây là nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Pennsylvania, Mỹ và được công bố trên tạp chí Astronomical Journal.

Thứ Hai, 02/03/2020 08:28
4,73 👨 1.969
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ