‘Để giành’ hay ‘để dành’, ‘dành cho’ hay ‘giành cho’, cách viết nào đúng chính tả?

"Giành" hay "Dành" đúng chính tả?

Dành cho hay giành cho, để giành hay để dành, dành dụm hay giành dụm... Vậy, "giành" hay "dành" là đúng chính tả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt và biết cách dùng chính xác các từ này.

Dành hay giành

Dành và giành đều là động từ và đều có nghĩa nên không thể phân biệt một cách rạch ròi rằng "giành" hay "dành" là đúng. Để sử dụng đúng chính tả, chúng ta cần phải dựa vào ngữ cảnh.

Dành hay giành

"Dành": Là động từ mang ý nghĩa sở hữu cất đi, cất giữ hoặc giữ lại một thứ gì đó cho một ai đó.

Ví dụ: Để dành, dành tình cảm, dành dụm, dỗ dành, dành cho, dành tiền, dành phần, dành riêng...

"Giành" là động từ chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn thuộc sở hữu của người khác hoặc chấm dứt sự sở hữu của người khác. "Giành" thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó, với ý nghĩa lấy về.

Ví dụ: Giành giải nhất, giành giật, tranh giành, giành nhau, giành quyền, giành ăn, giành lấy tự do, giành thắng lợi…

Tóm lại:

  • Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó.
  • Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó.

Ngoài ra thì từ “Giành” còn là danh từ chỉ đồ đan bằng tre lứa có đáy phẳng.

'Giành cho' hay 'dành cho'

  • "Dành cho" là đúng chính tả bởi chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu (vật chất hoặc tinh thần) muốn tặng lại cho ai đó.
  • "Giành cho" là sai chính tả và không có nghĩa.

'Tranh giành' hay 'tranh dành'

  • "Tranh giành" là đúng chính tả vì "giành" vốn mang nghĩa giành giật, giành lấy dùng để chỉ mục đích, khát vọng sở hữu của bản thân.
  • "Tranh dành" là sai chính tả.

Dành dụm hay giành dụm

Dành dụm

Dụm: là động từ có nghĩa tụm lại, gộp nhiều thành phần nhỏ lại để tạo ra thứ gì đó lớn hơn. Ý nghĩa này hoàn toàn phù hợp với từ “dành”.

Vì vậy, dành dụm có nghĩa là tích cóp, chắt chiu, thường là nói đến tiền bạc, của cải.

Ví dụ:

  • Anh ấy đã dành dụm những đồng tiền lẻ, và sau bao năm cũng đủ tiền mua một chiếc xe máy.

Giành dụm: Là một từ không có nghĩa, không tồn tại trong từ điển tiếng Việt, nên đây là một từ sai chính tả.

Như vậy, từ “dành dụm” là từ viết đúng, còn “giành dụm” là từ viết sai.

"Dành giật" hay "giành giật" đúng chính tả

  • Giành giật nghĩa là cố gắng, chiến đấu để lấy được, đạt được cái gì đó về cho mình. Và đây là một từ đúng chính tả.
  • Còn dành giật là từ sai chính tả.

Qua phân tích trên, hy vọng các bạn đã phân biệt được cách sử dụng từ “giành” và “dành” đúng chỉnh tả. Và chúng ta cũng có thể thấy rằng, ngữ cảnh, hoàn cảnh vô cùng quan trọng trong ngữ pháp. Để sử dụng đúng chính tả, chúng ta cần chú ý đến từng hoàn cảnh, trường hợp sử dụng từ ngữ cụ thể.

Còn rất nhiều cụm từ có phát âm giống nhau dẫn đến dễ sai chính tả như vô hình chung hay vô hình trung, chỉn chu hay chỉnh chu, xoay sở hay xoay xở...  mời các bạn cùng tìm hiểu để tránh bị sai chính tả khi sử dụng nhé.

Thứ Bảy, 09/12/2023 11:33
3,449 👨 231.509
0 Bình luận
Sắp xếp theo