Facebook giới thiệu công cụ giúp phụ nữ chống lại nạn ăn cắp hình ảnh cá nhân

Facebook đang nâng cấp một số tính năng về việc bảo vệ ảnh đại diện của người dùng khiến chúng trở nên an toàn hơn, các tính năng này đã bắt đầu được triển khai ở Ấn Độ.

Vào hôm thứ năm vừa qua, công ty này đã giới thiệu tới người dùng hai tính năng mới để giảm các vấn đề lạm dụng ảnh đại diện ở Ấn Độ. Theo Facebook, tuy vấn nạn này không chỉ giới hạn ở Ấn Độ, nó xảy ra trên toàn thế giới nhưng hiện nay nó phổ biến nhất ở đất nước này.

Các tính năng gồm có bảo vệ ảnh đại diện (profile picture guard) và thiết kế ảnh đại diện (profile picture design). Tính năng bảo vệ sẽ giảm bớt một số cách để sao chép ảnh. Ví dụ như, người dùng khác không thể tải xuống, chia sẻ hoặc gửi ảnh đại diện như một status trên Facebook.

Công ty cũng cho biết là những cải tiến, nâng cấp mới sẽ ngăn người dùng chụp màn hình ảnh đại diện, mặc dù tính năng bảo vệ mới này sẽ chỉ có sẵn trên các thiết bị Android, nhưng ít nhất Facebook cũng đã có những động thái ban đầu để bảo vệ phụ nữ.

Tính năng thứ hai là biểu tượng thị giác - một loại phác thảo trên bức ảnh cho người xem ảnh biết ảnh đại diện này đang được bảo vệ. Facebook nhận thấy rằng việc sử dụng một lớp phủ thiết kế trên bức ảnh sẽ làm cho người dùng khác có ít khả năng sao chép được bức ảnh đó hơn (khoảng 75%).

Tạo một lớp phủ cho ảnh đại diện

Nếu người dùng thấy rằng ảnh đại diện của họ đang bị lạm dụng, họ có thể báo cáo. Trong trường hợp này, thiết kế sẽ được sử dụng cùng với các dấu hiệu khác để xác minh rằng hình ảnh đã bị sao chép hoặc bị lạm dụng.

Có một số hình thức lạm dụng ảnh đại diện - bao gồm lừa đảo, quấy rối tình dục và tạo hồ sơ giả mạo spam các người dùng khác. Các vụ lừa đảo trên Facebook thường diễn ra như vậy. Vào tháng 9 năm 2016, Hindustan Times đã báo cáo về việc nhân bản trên các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó, những kẻ lừa đảo giả mạo người dùng và kết bạn với những người mà họ có thể biết trên Facebook và mục tiêu cuối cùng là tống tiền.

Tổng thanh tra của cơ quan điều tra quốc gia (NIA) - ông Alok Mittal đã trao đổi với Times: Mỗi người dùng phương tiện truyền thông ở Ấn Độ đều có khả năng là nạn nhân của những vụ lừa đảo online và 16% các vụ lừa đảo online là lừa đảo truyền thông xã hội". Các vụ lấy cắp ảnh đại diện đặc biệt quan tâm đến phụ nữ trên trang web.

Aarati Soman - người quản lý sản phẩm của Facebook - người làm việc về các tính năng này, là thành viên của một nhóm lớn chuyên về các sản phẩm dành cho phụ nữ ở các thị trường mới nổi. Nhóm nghiên cứu của Soman nhận thấy rằng: "Một số phụ nữ chọn cách không chia sẻ các bức ảnh đại diện có mặt họ ở bất cứ nơi nào trên Internet bởi họ lo những vấn đề xấu có thể xảy ra với những bức ảnh đó."

Soman lưu ý rằng biểu tượng ảnh đại diện chủ yếu là các dấu hiệu trực quan, giúp người dùng và người thân của họ cảm thấy an toàn hơn. Ở Ấn Độ, nhiều phụ nữ có gia đình rất quan tâm đến vấn đề các bức ảnh của họ bị lạm dụng và tính năng bảo vệ của Facebook có thể đảm bảo những bức ảnh của người dùng được an toàn.

Kích hoạt chế độ Turn on Profile Picture Guard

Để quảng bá tính năng này, Soman cho biết: Facebook sẽ sử dụng quảng cáo video cũng như dịch các hướng dẫn cho tính năng này bằng mọi ngôn ngữ địa phương trong nước.

Không rõ những công cụ này có thể giúp việc trải nghiệm Facebook an toàn hơn cho những phụ nữ ở Ấn Độ không, tuy nhiên chúng được thiết kế với mục đích như vậy. Tính năng bảo vệ và thiết kế ảnh đại diện có thể ngăn chặn một số người có nguy cơ lạm dụng và có ý đồ xấu với ảnh đại diện của người khác.

Soman cho biết: Tuy các tính năng này chỉ là tính năng nhỏ, nhưng đây là khởi đầu cho những nỗ lực, cố gắng của nhóm và họ hy vọng nó sẽ được mở rộng dựa trên các bài học kinh nghiệm về công cụ này. Đất nước này là thị trường lớn của Facebook và sẽ là động lực chủ chốt khi nó đạt mốc 2 tỷ người sử dụng.

Hy vọng các tính năng này của Facebook sẽ sớm xuất hiện trên các quốc gia khác để người dùng trải nghiệm mạng xã hội cảm thấy an toàn hơn.

Thứ Hai, 03/07/2017 15:56
52 👨 382
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Facebook