Đừng biến đam mê của mình thành một công việc kinh doanh

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều biết đến với câu nói rất nổi tiếng “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn” và tất nhiên nhiều người tin vào điều này, lấy đấy là châm ngôn sống của mình, biến đam mê bấy lâu nay thành một công việc kinh doanh để trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, trong việc kinh doanh không phải lúc nào cũng đơn giản như bạn nghĩ đâu, đặc biệt khi biến đam mê của mình thành công việc, e rằng nó chỉ đem lại tác động tiêu cực làm bạn đánh mất đam mê của mình.

1. Bạn không có thời gian làm những việc mình thích

Bạn không có thời gian làm những việc mình thích

Nhiều người thường yêu thích, theo đuổi một lĩnh vực đam mê gì đó và sau đó dành thời gian biến nó trở thành một công việc kinh doanh từ chính sở thích của mình. Ví dụ bạn yêu thích những loài hoa, bạn có thể mở một cửa hàng hoa để thỏa mãn lòng thích thú của mình. Hoặc thích làm đồ hanmade lại mở một cửa hàng để kinh doanh những món hàng này. Tuy nhiên thực tế nó lại không đơn giản như bạn đang nghĩ đâu.

Khi bạn bước chân vào con đường kinh doanh, đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề từ quản lý nguồn hàng, giám sát nhân viên, xử lý những sự cố phát sinh, quảng cáo, vốn đầu tư... Và rồi bạn sẽ dần chạy theo những mối quan tâm khác và không có thời gian để nuôi dưỡng đam mê của mình.

Nếu xác định kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành ông (bà) chủ của công ty đó, dĩ công việc của bạn sẽ không phải là làm ra những chiếc bánh hay tự tay bó một bó hoa được. Lúc này bạn phải quản lý, điều hành công ty làm sao để nó có thể vận hành trơn chu, nếu bạn cảm thấy hứng thú với việc quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của tổ chức và có kỹ năng tốt trong những việc này thì xin chúc mừng, bạn đã đi đúng hướng. Trường hợp bạn chỉ chăm chăm dành thời gian cho đam mê và bỏ mặc những công việc khác, đam mê sẽ dẫn bạn lạc đường.

2. Đam mê không giúp bạn trả các hóa đơn

Đam mê không giúp bạn trả các hóa đơn

Đam mê của bạn không thể nào sử dụng chúng để chi trả cho mọi hóa đơn hằng ngày trong cuộc sống, đó là điều thực tế bạn phải chấp nhận.

Việc theo đuổi đam mê không đảm bảo bạn sẽ thuê được những nhân viên tuyệt vời, tìm kiếm nhiều khách hàng hay sáng tạo ra quy trình hoạt động hợp lý. Phát triển mô hình kinh doanh dựa trên đam mê là một lợi thế, nhưng nếu theo đuổi đam mê kho không có bất kỳ vũ khí gì thì đó lại là một quyết định ngu ngốc.

3. Công việc kinh doanh dập tắt ngọn lửa đam mê

Công việc kinh doanh dập tắt ngọn lửa đam mê

Sống trên đời này, con người chúng ta nếu có đam mê thì cuộc sống này sẽ vui và hứng thú hơn biết bao nhưng đó cũng là cách tệ hại để kiếm sống.

Thế nhưng bạn cũng có thể dập tắt lửa đam mê của mình nếu biến nó thành công việc kinh doanh. Tại sao ư? Khi lao vào kinh doanh việc bạn quan tâm nhiều nhất đó chính là lợi nhuận kiếm ra được từ việc này, khi không có được lợi nhuận như bạn mong muốn thì lúc này bạn dễ sinh ra chán nản, mệt mỏi và đam mê cũng từ đó vơi đi.

Nếu có một đam mê hay sở thích để theo đuổi, đừng biến nó thành công cụ nuôi sống bản thân và gia đình. Thay vào đó, bạn nên tập trung mọi nỗ lực vào điều có thể kiếm ra tiền. Làm việc chăm chỉ để thành công ở đó. Kết quả là, bạn sẽ có thể theo đuổi tất cả các sở thích mà bạn muốn với số tiền đó.

Nếu bạn không thể kiếm tiền với những việc bạn thích, hãy tạo ra tiền từ việc khác. Sau đó, sử dụng nguồn thu nhập để theo đuổi niềm đam mê của bạn.

4. Doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào đam mê

Doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào đam mê

Một số người biết tạo ra lợi nhuận từ niềm đam mê, còn những người khác thì không. Ví dụ, tôi đam mê bất động sản, tôi sẽ tạo ra nguồn thu nhập lớn. Nhưng tôi cũng đam mê thiên nhiên, du lịch, đánh bắt cá và rất nhiều thứ khác mà không bao giờ mang lại cho tôi một đồng nào.

Nếu như, thay vì lựa chọn bất động sản, tôi chọn theo đuổi đánh cá như một nghề nghiệp, tôi sẽ không bao giờ kiếm nhiều tiền bằng một ngư dân chuyên nghiệp. Đó không phải là nghề nghiệp hấp dẫn nhất hiện nay.

Hãy nhớ việc kinh doanh luôn phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường. Việc chạy theo sở thích cá nhân chỉ là là một cách để chiều chuộng bản thân, chứ không đặt thị trường làm gốc. Và khi đó thì mô hình kinh doanh rất dễ thất bại.

Thứ Ba, 05/09/2017 17:14
31 👨 970
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc