Cách sử dụng Apple Diagnostics để khắc phục sự cố máy Mac

Việc máy tính gặp sự cố là điều thường gặp. Một số lỗi, đặc biệt là những lỗi liên quan đến phần cứng, phát ra tín hiệu có thể được phát hiện bằng các chương trình máy tính và tiết lộ nguyên nhân gây ra vấn đề. Những chương trình chẩn đoán có thể thực hiện quy trình này thường chỉ có sẵn ở các cửa hàng được ủy quyền. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Apple Diagnostics để truy cập gói chẩn đoán của Apple từ bất kỳ máy Mac nào.

Apple Diagnostics là gì?

Apple Diagnostics là gì?

Apple Diagnostics là một công cụ chẩn đoán được tích hợp trong mọi máy Mac. Apple Diagnostics có thể chạy những thuật toán chẩn đoán trên phần cứng Mac mà không cần truy cập Apple Store. Bạn có thể sử dụng Apple Diagnostics để tìm ra sự cố trong tất cả các hệ thống chính của Mac, từ các thiết bị đầu vào như bàn phím và bàn di chuột đến những thiết bị hiển thị như bộ xử lý đồ họa, rồi CPU, bộ nhớ, v.v... Mặc dù chỉ có thể tìm ra vấn đề đã được lập trình để phát hiện và sự phân tích cũng không có gì đặc biệt, nhưng Apple Diagnostics có thể cho biết về mức độ nghiêm trọng và loại sự cố mà bạn gặp phải.

Chạy Apple Diagnostics

Apple Diagnostics phải được chạy ngay khi boot và yêu cầu khởi động lại máy Mac. Công cụ này sẽ giúp ích nếu bạn ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi không cần thiết trước và chỉ để bàn phím và chuột được kết nối mà thôi. Thao tác này làm giảm số lượng các yếu tố gây nhiễu, có thể làm quá trình chẩn đoán lỗi trở nên phức tạp.

1. Ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi khỏi máy Mac, ngoại trừ chuột và bàn phím.

2. Tắt máy Mac.

3. Khởi động lại máy Mac đồng thời giữ phím D trên bàn phím.

4. Đợi vài phút để Apple Diagnostics chạy xong. Sau khi kết thúc, bạn sẽ thấy các mã tham chiếu chẩn đoán có liên quan xuất hiện trên màn hình.

Chạy Apple Diagnostics

5. Sau khi thử nghiệm kết thúc, bạn có thể lặp lại quá trình một lần nữa, tìm thêm thông tin về mã lỗi hoặc tắt và khởi động lại máy Mac một cách bình thường.

Các bước tiếp theo

Nếu bạn tìm thấy một vấn đề nào đó, tốt nhất nên lặp lại thử nghiệm. Nếu không thấy vấn đề xuất hiện trong quá trình chạy thử nghiệm lại, đó có thể là lỗi “giả”. Nếu nhận được cùng một kết quả sau nhiều lần thử nghiệm, bạn sẽ chắc chắn hơn về nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nếu bạn nhận được mã lỗi liên quan đến pin (PPT004), Apple đặc biệt khuyên bạn nên chạy lại Apple Diagnostics qua Internet. Để thực hiện việc này, hãy tắt máy Mac như bình thường. Sau đó, bật máy đồng thời giữ tổ hợp phím Option + D thay vì chỉ mình phím D như ở phần trước.

Nếu bạn nhấp vào “Get Started” hoặc nhấn Command + G, máy Mac sẽ khởi động vào chế độ Recovery và khởi chạy giao diện web Apple Support, miễn là bạn có kết nối Internet. Nếu bạn tắt máy từ xa, bạn sẽ được hỏi có đồng ý gửi bất kỳ thông tin nào về máy tính của bạn đến Apple không. Đó là lần duy nhất Apple Diagnostics gửi thông tin cho Apple.

Các lớp mã tham chiếu của Apple Diagnostics

Ngoài mã ADP000, có nghĩa là không có vấn đề nào được tìm thấy, các mã tham chiếu do Apple Diagnostics tạo ra sẽ cho bạn biết điều gì đó về loại sự cố mà bạn đã gặp phải. Nói chung, hầu hết các mã lỗi được xử lý theo cùng một cách. Kết nối lại thiết bị nếu nó chưa được thử nghiệm, phát hiện hoặc nhận hỗ trợ từ Apple. Phần văn bản giải thích ngắn gọn đi kèm với các mã tham chiếu là toàn bộ thông tin mà Apple cung cấp cho người tiêu dùng.

Mã tham chiếu bao gồm 3 chữ cái, theo sau là 3 chữ số không có khoảng trắng. Cụ thể như sau:

  • CNW001-006: Sự cố được phát hiện với phần cứng WiFi
  • CNW007-008: Không tìm thấy mạng WiFi
  • NDC001-006: Có sự cố với camera
  • NDD001: Có sự cố với USB controller
  • NDK001-004: Có sự cố với bàn phím
  • NDL001: Có sự cố với với phần cứng Bluetooth
  • NDR001-004: Có sự cố với trackpad (bàn di chuột)
  • NDT001-006: Có sự cố với Thunderbolt controller
  • NNN001: Không phát hiện được số sê-ri
  • PFM001-007: Có sự cố với System Management Controller (SMC) - Bộ điều khiển quản lý hệ thống. Con chip này xử lý việc kiểm soát phần cứng cấp thấp trên máy Mac hiện đại.
  • PFR001: Có sự cố với firmware máy tính
  • PPF001-004: Có sự cố với phần quạt
  • PPM001-015: Có sự cố với bộ nhớ trong
  • PPP001-003: Có sự cố với bộ sạc
  • PPP007: Bộ sạc không được thử nghiệm
  • PPR001: Có sự cố với CPU
  • PPT001: Không phát hiện thấy pin
  • PPT002-003: “Sức khỏe” của pin rất yếu
  • PPT004: Pin yêu cầu service
  • PPT005: Lắp pin không đúng cách
  • PPT006: Pin yêu cầu service
  • PPT007: Yêu cầu thay thế pin
  • VDC001-007: Có sự cố với đầu đọc thẻ SD
  • VDH002-004: Có sự cố với thiết bị lưu trữ trong
  • VDH005: Không thể bắt đầu từ phân vùng phục hồi
  • VFD001-005: Có sự cố với màn hình
  • VFD006: Có sự cố với bộ xử lý đồ họa
  • VFD007: Có sự cố với màn hình
  • VFF001: Có sự cố với phần cứng âm thanh

Về cơ bản, trong tất cả các trường hợp (ngoại trừ ADP000), máy Mac thường yêu cầu một số loại service. Chi tiết cụ thể của service đó không được chỉ định bởi chương trình chẩn đoán, nhưng mã tham chiếu là bước khởi đầu hữu ích cho các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề trên máy Mac.

Thứ Sáu, 29/03/2019 15:08
52 👨 4.782
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Phần mềm hệ thống