Thổi sáo có thật sự gọi được rắn không?

Chúng ta thường thấy màn biểu diễn gọi rắn, thôi miên rắn hổ mang bằng âm nhạc mà cụ thể là thổi sáo của người Ấn Độ trên tivi, trong các bộ phim. Những người biểu diễn sẽ thổi sáo để dụ rắn hổ mang chui ra khỏi giỏ, ngóc đầu lên và lắc lư theo tiếng sáo. Tuy nhiên, giới khoa học thường đùa với nhau rằng "rắn không chỉ mù mà còn điếc", điều này cho thấy việc rắn bị điều khiển bởi tiếng sáo là rất vô lý. Vậy sự thật đằng sau màn điều khiển rắn bằng tiếng sáo là gì?

Điều khiển rắn hổ mang bằng sáo

Rắn "vừa mù vừa điếc"

Trên thực tế, đôi mắt của rắn tuy trông chúng to tròn và sáng nhưng thực chất lại có thị lực rất kém, thậm chí còn được ví như bị mù. Rắn nhìn mọi vật rất khó khăn, chúng chỉ nhìn được tối đa vài cm và phân biệt các vật thể đang chuyển động gần. Do vậy, rắn “nhìn” mọi vật thông qua lớp da bên ngoài cơ thể bằng cách cảm nhận những rung động trên mặt đất.

Ngoài ra, rắn không có lỗ tai ngoài nên không thể nghe được sóng âm từ không khí. Nhưng loài rắn lại có thể cảm nhận được sóng âm mặt đất có tần số chu kỳ từ 100-700/giây. Sóng âm này sau đó truyền qua xương trụ tai đến tai trong. Do vậy, dù không nghe được âm thanh trong không khí nhưng rắn có thể cảm nhận được tiếng bước chân cách xa những 50m.

Âm thanh của sáo thực sự gọi được rắn?

Rắn không thể nghe được âm thanh từ không khí nhưng các giác quan của nó rất nhạy bén. Rắn có thể cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ không khí và luồng khí trong không khí.

Trong màn biểu diễn điều khiển rắn hổ mang, người ta luôn luôn hướng cây sáo thổi vào người con rắn. Khi đó, con rắn cảm nhận được luồng khí thổi ra từ cây sáo và lắc lư thân để tránh các luồng khí này. Nhìn từ bên ngoài, người xem sẽ thấy con rắn trông giống như đang khiêu vũ vậy.

Thứ Năm, 15/04/2021 11:02
52 👨 3.887
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật