Để có một CV tiếng Anh ấn tượng bạn không nên cho những từ ngữ sau

CV là một điều không thể thiếu của bất cứ ai khi đi tìm việc, đặc biệt là một CV tiếng Anh thì lại cần cẩn thận hơn trong quá trình viết. Một CV hay và ấn tượng sẽ giúp bạn được đánh giá rất cao trước nhà tuyển dụng, hơn nữa sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp sau này. Tuy nhiên, trong qua trình viết CV hãy cẩn thận với cách lựa chọn ngôn ngữ, bởi lẽ khi bạn viết sai hoặc lạm dụng ngôn từ trong tiếng Anh sẽ khiến hồ sơ của bạn trở nên mơ hồ, không cụ thể và bạn sẽ hoàn toàn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết và chọn lọc những từ nên và không nên có trong một CV để giúp CV của bạn trở nên ấn tượng nhất.

Những tính từ không nên cho vào hồ sơ xin việc

1. Tính từ về cảm xúc

- Đối với những tính từ này bạn nên hạn chế sử dụng những từ như: passionate (nồng nhiệt), enthusiastic (hăng hái), motivated (thúc đẩy), dedicated (tận tâm), ambitious (tham vọng).

- Thay vào những từ này bạn có thể miêu tả về sự đam mê công việc của bản thân, nhiệt tình trong công việc đã giúp bạn vượt qua những khó khăn mà bạn đã từng gặp phải hoặc đã đạt được một thành tựu trong công việc cũ như thế nào.

Ví dụ: Successfully guide my team through the crisis in 3 months and increase engagement by 40%. (Đưa đội ngũ vượt qua khủng hoảng trong 3 tháng và tăng trưởng 40%)

Trong trường hợp bắt buộc bạn phải dùng những tính từ đó, thì tốt nhất bạn nên tạo sự mới mẻ bằng các tính từ thay thế như: compelled (cương quyết), zealous (hăng hái), ardent (sôi nổi), impassioned (đam mê), spirited (có tinh thần), fervent (nhiệt tình)...

Ví dụ: An ardent supporter of SCRUM methodology with 5 years experience in IBM Vietnam.

2. Tính từ về sáng tạo

- Bên cạnh những tính từ về cảm xúc thì những tính từ về sự sáng tạo bạn cũng nên hạn chế dùng những từ sau: innovative, creative, out-of-the-box, dynamic, unique, distinguished.

- Cách khắc phục

Thay vì những tính từ đó bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những sản phẩm, kết quả đạt được khác biệt như thế nào so với tiêu chuẩn chung trên thị trường.

Ví dụ: Postly - the first practical solution to let you draft and send postcards via cloud-based technologies.

Khi buộc phải dùng, hãy ưu tiên dùng động từ thay cho tính từ (create thay cho creative) hoặc áp dụng các tính từ đồng nghĩa, nhưng ít nhàm chán hơn như: original (độc đáo), cunning (khóe léo), inventive (sáng tạo), ingenious (nhanh nhạy), gifted (có năng khiếu), dexterous (khéo léo)...

Ví dụ: collaborate with 5 other designers to create the first Vietnamese sticker on Facebook.

Để hồ sơ có tính sáng tạo bạn cần làm sao

3. Những tính từ gắn với nhau bởi dấu nối (-)

- Hạn chế dùng: result-driven, detail-oriented, value-added, go-getter, self-motivated.

- Thay vì chọn những tính từ gắn liền với nhau bởi những dấu nối, thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những tính từ gần nghĩa, hoặc nghĩa tương đương với từ đó để có thể diễn đạt rõ ràng ý đồ mà bạn muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng, giúp họ hiểu bạn hơn, một số từ bạn có thể dùng trong trường hợp này như: meticulous thay cho detail-oriented, decisive thay cho self-motivated...

Ví dụ: decisive and tough in the face of the 2008 financial crisis and helped the company overcome unscratched.

Lấp lửng về năng lực

- Hạn chế dùng: extensive experience, familiar with, highly qualified, knowledge of, expert.

- Giải pháp: Thay vì diễn đạt chung chung về thành tích và năng lực của bản thân mình về những kỹ năng có chuẩn đo lường được thế giới công nhận như ngoại ngữ, IT, đồ họa... bạn nên chứng minh rõ trong CV bằng cách liệt kê chứng chỉ, giải thưởng đã đoạt được.

Ví dụ: Eloquent in using English for professional purposes with IELTS band 8.5.

Với những kỹ năng không có một chuẩn đánh giá chung như làm việc nhóm, đàm phán, tư duy phản biện... bạn có thể chứng minh thông qua kinh nghiệm làm việc, ứng dụng của chúng trong công việc hằng ngày. Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn cần chọn lọc kỹ năng phù hợp cho từng vị trí, và không phải bạn từng học ở đại học nghĩa là bạn là... chuyên gia về một kỹ năng nào đó.

Ví dụ: Have confidence in cross-cultural communication with 5 years working in a multinational.

Cách viết một bộ hồ sơ ấn tượng

4. Động từ thể hiện quá trình

- Hạn chế dùng: handling, solving, optimizing, being responsible, collecting, preparing.

- Giải pháp: Chia động từ thì quá khứ để vừa tạo cảm giác mình đã đạt được thành tựu, vừa ám chỉ mình có nhiều kinh nghiệm trong những công việc ấy.

Ví dụ: solved 10 bad debt cases while working for HSBC Vietnam.

Dùng tính từ, danh từ hoặc động từ ở thể bare infinitive để thể hiện ý trung lập.

Ví dụ: prepare proposals and related documents for weekly sale pitch.

Thứ Hai, 27/02/2017 16:44
31 👨 771
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc