Ăn cơm nguội hâm nóng có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?

Ăn cơm nguội có thể gây ngộ độc, thậm chí là ung thư? Liệu thông tin này có chính xác?

Nhiều gia đình có thói quen ăn cơm nguội nhưng gần đây xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng việc này có hại cho sức khỏe. Điều này khiến nhiều người hoang mang, lo lắng nhất là dân văn phòng hay mang cơm đi ăn trưa.

Cơm nguội bảo quản không đúng cách có thể bị hỏng

Theo các chuyên gia, việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu bảo quản cơm nguội không đúng cách khiến cơm bị hỏng trước khi hâm nóng có thể khiến người dùng có khả năng bị ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân là trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Quá trình nấu cơm không thể tiêu diệt bào tử này. Nếu cơm nguội được bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường, bào tử và các vi khuẩn này sẽ sinh sôi, phát triển và sản sinh ra các chất độc gây nôn và tiêu chảy.

Dù hâm nóng hay rang cơm cũng không thể loại bỏ được các độc tố này.

Khi hâm nóng cơm, luôn kiểm tra xem đĩa cơm có bốc hơi nóng lên không

Triệu chứng ngộ độc do ăn phải cơm nguội hỏng

Sau 1 đến 5 giờ ăn cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus, nạn nhân có thể có dấu hiệu buồn nôn hoặc tiêu chảy. Triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 24 giờ.

Với người già và trẻ em triệu chứng ngộ độc khi ăn cơm nguội nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bảo quản cơm nguội đúng cách

Ăn cơm nguội hâm nóng sau khi được bảo quản trong tủ lạnh quá 24 giờ sẽ có hại có sức khỏe. Khi đó, cơm nguội không có mùi nên nhiều người chủ quan.

Bảo quản cơm nguội đúng cách

Để tránh nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trong cơm nguội, chúng ta cần chú ý:

  • Bảo quản cơm thừa sau khi ăn trong tủ lạnh càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 1 giờ).
  • Không nên sử dụng cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh quá 24 tiếng.
  • Không nên hâm nóng cơm quá hai lần để đảm bảo chất dinh dưỡng.
  • Khi sử dụng lò vi sóng hâm cơm nguội, nên dùng bát thủy tinh hoặc bát màu trắng, không nên đậy kín, không dùng màng bọc thực phẩm bọc kín.
  • Khi hâm nóng cơm, luôn kiểm tra xem đĩa cơm có bốc hơi nóng lên không.
Thứ Năm, 19/10/2017 11:02
31 👨 1.007
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình