Có thể tạo ra được con người từ phòng thí nghiệm, không cần trứng và tinh trùng

Gần đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Cambridge đã tạo thành công phôi của động vật có vú chỉ dựa vào tế bào gốc. Đây là một bước đột phá trong công nghệ sinh học, mở ra hy vọng có thể tạo thành công "con người nhân tạo" phát triển trong phòng thí nghiệm trong tương lai nếu được cho phép.

Nhóm chuyên gia đã trộn lẫn hai loại tế bào gốc của chuột vào nhau và đặt chúng lên một "giàn giáo" in 3D. Những tế bào ban đầu đã hợp thành cấu trúc của phôi chuột sống sau 4 ngày tăng trưởng trong một bể hóa chất được thiết kế nhằm mô phỏng điều kiện môi trường bên trong tử cung.

Thụ tinh nhân tạo
Quá trình thụ tinh nhân tạo.

Phương pháp này cho phép các nhà khoa học phát triển phôi người nhân tạo trong phòng thí nghiệm mà không cần tinh trùng hoặc trứng.

Ngoài ra, việc nuôi cấy phôi hiện tại cũng giúp họ có cơ hội tìm hiểu thêm về thời kỳ đầu trong quá trình hình thành sự sống con người. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây sảy thai và đưa ra được biện pháp khắc phục.

Hiện nay, các nhà khoa học thường sử dụng những sản phẩm còn sót lại sau quá trình thụ tinh nhân tạo để thực hiện việc nghiên cứu phôi thai. Nhưng số lượng phôi như vậy luôn khan hiếm và thường bị phá hủy sau 14. Chính vì vậy, khả năng tạo ra vô số phôi thai nhân tạo trong phòng thí nghiệm có thể đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu.

Sự phát triển sự sống trong phòng thí nghiệm mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ làm dấy lên những tranh cãi về vấn đề đạo đức.

Phôi hình thành từ tế bào gốc trong thí nghiệm thành công này đã biến đổi gen kết hợp cùng các dưỡng bào, tạo thành nhau thai tương tự như trong thai kỳ của người phụ nữ. Trước đó, các nhà khoa học từng thử phát triển phôi thai chỉ dựa vào tế bào gốc nhưng không thành công, do các tế bào lúc bấy giờ không lắp ráp chính xác vào các vị trí cần thiết. Nhưng sau khi họ cho thêm vào trong hỗn hợp tế bào gốc "nhau thai" thì chúng bắt đầu phát triển cùng nhau.

Sự sống nhân tạo từ phòng thí nghiệm

Tế bào nhau thai và tế bào gốc phôi kết hợp với nhau để tạo thành cấu trúc phôi, với 2 cụm tế bào riêng biệt ở mỗi đầu và một khoảng trống ở giữa, đó là không gian mà phôi tiếp tục phát triển. Do thiếu đi các tế bào gốc tạo túi noãn hoàng nên phôi này không thể phát triển thành một con chuột.

Cấu trúc phôi

Hiện đang có rất nhiều ý kiến chỉ trích việc can thiệp vào phôi, họ lo sợ rằng việc này sẽ mở cửa cho một tương lai mà ở đó các em bé sơ sinh được thiết kế theo ý kiến bố mẹ, tạo ra những con người siêu việt nhờ biến đổi gen. Nếu các nhà khoa học muốn tạo ra phôi người thai người trong phòng thí nghiệm cần phải nhận được sự chấp thuận của Cơ quan sinh sản và phôi học con người (HFEA).

Thứ Năm, 25/05/2017 16:10
32 👨 1.446
0 Bình luận
Sắp xếp theo