Cô gái này chính là người đã dùng thuật toán "chụp" lại ảnh hố đen đầu tiên trong lịch sử

Mới đây, các nhà thiên văn học đã đạt được một thành tự khoa học đáng ngạc nhiên đó là lần đầu tiên chụp được ảnh một hố đen, nằm ở thiên hà Messier 87 (M87) nằm cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Và cô gái xinh đẹp dưới đây là một trong những nhân tố quan trọng đã góp công lớn trong việc “chụp” - phát triển thuật toán tái dựng hố đen vũ trụ này và là người đứng đầu nhóm thử nghiệm xác thực hình ảnh.

Katie Bouman

Cô gái này là Katie Bouman, sinh viên tốt nghiệp Viện Công nghệ Massachusetts.

Trên mạng xã hội đang lan truyền mạnh mẽ tấm ảnh Katie Bouman đang ngồi cạnh 8 chồng ổ chứa dữ liệu dựng hố đen. Tấm ảnh này khiến nhiều người nhớ ngay tới một người phụ nữ khác, cô Margaret Hamilton (tác giả của phần mềm cho Apollo Guidance Computer) đứng cạnh bản in mã nguồn của hệ thống dẫn đường cho tên lửa Apollo năm 1969.

Katie Bouman đang ngồi cạnh 8 chồng ổ chứa dữ liệu dựng hố đen
Katie Bouman ngồi cạnh 8 chồng ổ chứa dữ liệu dựng hố đen.

Margaret Hamilton đứng cạnh bản in mã nguồn của hệ thống dẫn đường cho tên lửa Apollo
Margaret Hamilton đứng cạnh bản in mã nguồn của hệ thống dẫn đường cho tên lửa Apollo.

Katie Bouman chính là người đứng sau thuật toán tối quan trọng để dựng được hình ảnh hố đen đầu tiên mà con người có được.

Ba năm trước, khi mới tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo tạo MIT, Bouman dẫn dắt một đội ngũ tài năng phát triển thuật toán vẽ lại hình ảnh hố đen.

Để chụp được hình hố đen, các nhà khoa học đã sử dụng tới một mạng lưới các đài thiên văn trên khắp thế giới. Mỗi đài thiên văn tại một địa điểm chụp một góc, liên tục trong khoảng thời gian dài để có được lượng dữ liệu khổng lồ.

Để chụp được hình hố đen, các nhà khoa học đã sử dụng tới một mạng lưới các đài thiên văn trên khắp thế giới

Khi đó, họ sẽ sử dụng thuật toán của Bouman và nhiều thuật toán khác để ghép những dữ liệu thu được thành một tấm ảnh hoàn chỉnh. Công việc tiếp theo là phải loại bỏ những phần dữ liệu “nhiễu”. Chính Bouman là người đứng đầu nhóm xác thực hình ảnh, chọn ra những dữ liệu tối quan trọng để tạo ra được hình ảnh hoàn chỉnh.

Tấm ảnh đánh dấu mốc lịch sử ngành vật lý thiên văn

Bouman cho biết, họ đã phát triển nhiều thuật toán khác nhau để phục vụ những giả định khác nhau về hố đen.

Và họ đã thành công, tạo được tấm ảnh đánh dấu mốc lịch sử ngành vật lý thiên văn.

Vincent Fish, một nhà nghiên cứu tại Đài thiên văn Haystack thuộc MIT cho biết công đoạn xử lý hình ảnh do các bàn tay trẻ tuổi thực hiện và đóng góp của Bouman là rất lớn. Katie Bouman chính là đại diện cho thế hệ trẻ trong ngành khoa học!

Thứ Sáu, 12/04/2019 10:19
51 👨 539
0 Bình luận
Sắp xếp theo