Bụi siêu mịn PM2.5 là loại bụi nguy hiểm nhất thế giới, xâm nhập được vào tế bào cơ thể người và tạo độc tính

Bụi mịn là loại bụi có đường kính 10 micormet. Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi cực nhỏ có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn. Những hạt bụi cực nhỏ này có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào gây nên một số những căn bệnh cấp tính về đường hô hấp.

Ngoài ra, chúng cũng khiến cho những cơ quan quan trọng như phổi, tim, não... bị nhiễm độc, tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Kích thước bụi siêu mịn PM 2.5 so với một sợi tóc
Kích thước bụi siêu mịn PM 2.5 so với một sợi tóc.

Trong nghiên cứu gần đây về bụi mịn PM2.5, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng chứng minh PM2.5 có thể "xâm lấn" vào trong tế bào và có độc tính đối với hệ hô hấp, họ đã phát hiện ra hạt carbon đen có thể hấp thụ và mang theo ion kim loại đi vào phổi.

Theo số liệu thống kê tại Trung Quốc, mỗi giờ đồng hồ có 183 người chết do khói bụi, tức là có khoảng 4.300 người thiệt mạng mỗi ngày, và 1,6 triệu người mỗi năm.

Theo báo cáo của GreenID vào cuối năm 2016, có những thời điểm lượng bụi PM2.5 tại Hà Nội là 50,5µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3), và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của WHO (10µg/m3).

Có những thời điểm lượng bụi PM2.5 tại Hà Nội là 50,5µg/m3

Bụi mịn PM2.5 nguy hiểm như thế nào?

Bụi mịn PM2.5 phá hủy tế bào miễn dịch của cơ thể

Tế bào tự thực là một loại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, chúng sẽ tiêu hóa những chất có hại xâm nhập vào cơ thể.

Hạt carbon đen, một thành phần trong bụi mịn PM2.5 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ mang một số lượng lớn ion kim loại đi vào tế bào bạch cầu, phá hủy cơ chế tự thực cân bằng bên trong tế bào, tạo ra độc tính.

Hấp thu nhiều chất độc hại vào cơ thể

PM2.5 có kích thước rất nhỏ và tổng diện tích bề mặt lớn nên chúng dễ hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí khiến độc tính của chúng mạnh hơn và cũng nguy hại hơn so với các loại bụi mịn khác như PM10.

Khi chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ làm tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí - một trong những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) không thể chữa được.

PM2.5 vào máu có thể gây nhồi máu cơ tim

Bụi mịn có khả năng gây tổn hại tới các cơ quan quan trọng của cơ thể Bụi mịn có khả năng gây tổn hại tới các cơ quan quan trọng của cơ thể.

PM2.5 có thể đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và máu, gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh hoặc tạo ra nghẽn mạch, gây nên nhồi máu cơ tim cấp tính.

Ngoài ra, những chất độc hại có trong bụi còn có thể gây ra tình trạng thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim.

PM2.5 có thể là nguyên nhân khiến não thoái hóa

Giáo sư Barbara Maher và các đồng nghiệp của mình tại đại học Lancaster, Anh đã phát hiện ra rằng, số lượng lớn những hạt sắt nano trong não không sinh ra từ bản thân cơ thể người mà đến từ môi trường bên ngoài (tức không khí ô nhiễm). Giáo sư Barbara Maher cho rằng chứng thoái hóa não của con người có thể do những hạt sắt nano này gây nên.

Làm sao bảo vệ trẻ trước ô nhiễm không khí?

Khẩu trang chỉ có thể chặn phần nào loại bụi mịn PM10 mà thôi

Chúng ta thường đeo khẩu trang, đeo kính với hy vọng có thể hạn chế được bụi bẩn trong không khí ô nhiễm. Nhưng sự thật là khẩu trang chỉ có thể chặn phần nào loại bụi mịn PM10 mà thôi. Bụi siêu mịn PM2.5 có kích thước nhỏ hơn bụi mịn PM10 rất nhiều.

Chính vì vậy, để bảo bệ trẻ trước tình trạng ô nhiễm không khí, cha mẹ nên tránh cho trẻ ra ngoài trong giờ cao điểm giao thông, hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bạn có thể theo dõi tình trạng không khí theo hướng dẫn này Cách dùng AirVisual đo ô nhiễm không khí chính xác nhất để biết thời điểm nào nồng độ bụi mịn tại địa phương đang cao và hạn chế ra ngoài ở thời điểm đó.

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với cây xanh, môi trường thiên nhiên trong lành trong các hoạt động dã ngoại cuối tuần để cân bằng cơ thể.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten như bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa... để tăng cường hệ miễn dịch.

>> Có thể bạn quan tâm: Những vật dụng có thể bảo vệ sức khỏe bạn trước ô nhiễm không khí

Thứ Sáu, 19/02/2021 08:41
4,33 👨 1.230
0 Bình luận
Sắp xếp theo