Chọn phần cứng thiết bị mạng

Các mạng trong gia đình hay văn phòng nhỏ giúp cho công việc in ấn và chia sẻ file cũng như các cuộc gọi điện thoại Internet trở lên dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc chọn đúng các sản phẩm lại là một vấn đề cần phải xem xét. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn lựa chọn tốt nhất phù hợp với túi tiền của bạn.

Đối với các doanh nghiệp và gia đình có người đam mê máy tính, mạng là một điều rất phổ biến. Các máy tính không chỉ là riêng rẽ trong từng gia đình và các văn phòng nhỏ mà chúng cần được kết nối với nhau: Ngày nay, máy in, điện thoại Voice-over-IP (VoIP), bàn điều khiển game, media center và các thiết bị khác đều đòi hỏi có kết nối Internet. Vậy tại sao không làm cho chúng có thể chia sẻ bằng một kết nối băng thông rộng?

Bức tranh toàn cảnh

Một mạng sẽ cho phép bạn kết nối nhiều máy tính và các thiết bị khác cùng nhau để chúng có thể chia sẻ tài nguyên như máy in, các file hoặc kết nối Internet. Có ba kiểu mạng chính đối với các mạng gia đình: mạng ethernet – mạng sử dụng cáp ethernet, mạng theo đường điện lưới (power-line) – mạng sử dụng dây điện sẵn có và các ổ cắm sẵn có ở chân tường (hiện chưa được cung cấp tại Viêt Nam chúng ta tuy nhiên vẫn được đề cập đến trong bài nhằm mục đích tham khảo thêm) và mạng wireless (Wi-Fi) – sử dụng tần số sóng vô tuyến.

Mạng không dây gia đình mang đến cho bạn nhiều thuận tiện hơn đối với các mạng chạy dây vì không cần phải lắp đặt cáp, người dùng máy tính notebook có thể truy cập mạng một cách thoải mái. Tuy nhiên các mạng chạy dây lại thường là mạng an toàn và có độ tin cậy cao hơn (đặc biệt cho luồng dữ liệu media). Phụ thuộc vào các yêu cầu của bạn về vị trí và khả năng di động của các thiết bị mạng, bạn có thể xem xét đến việc kết hợp các thành phần của mạng chạy dây và mạng không dây lại với nhau; sẽ tương đối dễ dàng nếu bạn lập kế hoạch trước cho việc kết hợp này.

Các chuẩn Wi-Fi

Các mạng dựa trên họ các chuẩn 802.11 của IEEE cho wireless ethernet thường được gọi là mạng Wi-Fi.

Wi-Fi có một vài ưu điểm. Ưu điểm chung nhất và mới nhất được dựa trên sơ đồ thiết kế 2 (draft 2) của chuẩn 802.11n. Chúng là một trong những sản phẩm không dây nhanh nhất hiện đang được cung cấp, với tốc độ theo lý thuyết nhanh nhất lên đến 300GBps; phạm vi bao phủ của chúng cũng tốt hơn các mạng dựa trên những chuẩn trước đây như 802.11a, b, và g.

Không giống như các chuẩn Wi-Fi trước, 802.11n bao phủ các hoạt động trên hai băng tần khác nhau: 2.4 GHz và 5 GHz. Hầu hết các sản phẩm đều chỉ hoạt động trên băng tần 2.4-GHz và có khả năng tương thích ngược với các sản phẩm dựa trên các chuẩn Wi-Fi 2.4-GHz trước, 802.11g và 802.11b. Mặc dù vậy, một số sản phẩm 802.11n gần đây cũng hỗ trợ băng tần 5-GHz và có khả năng tương thích ngược với các sản phẩm 802.11a (sử dụng băng tần 5-GHz). Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về ưu điểm của các sản phẩm hai băng tần như vậy sau.

Khối liên minh sẽ chứng nhận các sản phẩm 802.11n cho mỗi tần số này; các sản phẩm của các hãng khác nhau sẽ có thể cùng làm việc ở tốc độ cao trên các tần số đã được cấp chứng chỉ.

Thiết kế-N (Draft-N) và Tiền-N (Pre-N)

Phạm vi và tốc độ tốt của chuẩn 802.11n xuất phát phần nào trong sử dụng sóng vô tuyến đa đường và công nghệ anten, những vấn đề xuất hiện đầu tiên cách đây một vài năm trong các sản phẩm (được gán nhãn “tiền -n” hay "pre-n") đều dựa trên các chíp của một hãng, Airgo Networks. Các sản phẩm trước đây đã bị gián đoạn nghiêm trọng; chính vì vậy các bạn nên tránh, chúng có khả năng tương thích với các sản phẩm 2.4-GHz thiết kế-n (draft-n) chỉ ở tốc độ của các sản phẩm 802.11g cũ hơn. Một cách để bảo đảm rằng bạn sẽ mua sản phẩm có công nghệ hiện hành nhất là tìm chứng chỉ của khối liên minh về 802.11n.

Các chuẩn cũ hơn và chậm hơn

Vì giá cả của các thiết bị thiết kế-n ngày một giảm một cách rõ rệt nên chúng tôi không khuyên các bạn mua các sản phẩm sử dụng chuẩn 802.11 2.4-GHz cũ (802.11g và 802.11b). Chuẩn 802.11g có thông lượng lý thuyết là 54MBps và 802.11b là 11 MBps.

Bạn cũng có thể thấy được các thiết bị 802.11g đang hứa hẹn có thể cho tốc độ lên tới 108 mbps, nhưng các sản phẩm như vậy sử dụng công nghệ được sở hữu riêng và bạn sẽ không thể đạt được các tốc độ đó nếu sử dụng lẫn với các sản phẩm 802.11g từ hãng khác.

Lưu ý rằng nếu tất cả những gì bạn chia sẻ trên mạng của mình là truy cập Internet băng thông rộng thì có thể sẽ không thấy được hiệu quả về hiệu suất như thế nào vì hầu hết các cáp và kết nối DSL chỉ đạt đến 6mbps. Mặc dù vậy các kết nối Wi-Fi không bao giờ đạt được tốc độ lớn nhất mang tính lý thuyết của chúng, thậm chí các mạng Wi-Fi 802.11g có thể theo kịp được băng thông rộng nhanh nhất.

Các sản phẩn với chuẩn 802.11a cũng hỗ trợ tốc độ tối đa lý thuyết lên đến 54mbpss, tuy nhiên có phạm vi băng tần kém hơn so với các sản phẩm 802.11g. Chính vì vậy 802.11a không thể làm việc cùng với các sản phẩm b/g vì nó làm việc trên băng tần vô tuyến khác (5GHz). 802.11a cũng được sử dụng chính trong một số môi trường doanh nghiệp.

2.4 GHz và 5.4 GHz

Vậy tại sao một số sản phẩm Wi-Fi 802.11n hỗ trợ cả băng tần 2.4-GHz và 5-GHz? Trước hết, sự hỗ trợ hai băng tần cần phải lưu tâm đến tất cả các sản phẩm Wi-Fi cũ. Mặc dù có nhiều sản phẩm cũ 2.4-GHz nhưng băng tần 2.4-GHz lại có nhiều hạn chế nghiêm trọng và ngày càng trở lên khó giải quyết: Nó chỉ có 11 kênh, và chỉ có ba trong số 11 kênh đó không bị chồng lấp (1, 6 và 11).

Khi các mạng 802.11b và g ngày càng nhiều – cùng với các thiết bị khác sử dụng băng tần 2.4-GHz (như Bluetooth – được trang bị cho các điện thoại di động và bộ ống nghe điện đài, lò vi sóng và một số điện thoại kéo dài) – tình trạng quá kênh ngày một gia tăng và dần trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Nếu nhiều người dùng cùng sử dụng một kênh 2.4-GHz, thì người này sẽ xung đột với người khác làm gián đoạn dịch vụ. Những gián đoạn như vậy có thể không nhận ra nếu bạn đang thực hiện download một file nào đó (thiết bị của bạn sẽ kết nối trở lại); nhưng chúng sẽ thể hiện rõ nét nếu bạn đang thực hiện một cuộc đàm thoại trực tiếp, hay đang chơi game, hoặc nghe nhạc.

Ngược lại dải tần số 5.4-GHz lại có rất nhiều kênh không bị chồng lấp, và đây là lý do làm cho chúng giảm được xuyên nhiễu. Với lý do đó, nó đang được hy vọng sẽ xuất hiện trong thế hệ sắp tới của các điện tử học kết nối khách hàng cho phép hỗ trợ multimedia. Việc đầu tư vào một router hai băng tần sẽ cho phép bạn “add” thêm các thiết bị như vậy vào mạng của mình trong khi vẫn hỗ trợ được các thiết bị 2.4-GHz.

Mặc dù vậy, nếu bạn muốn hỗ trợ cho các thành phần mạng sử dụng cả hai tần số trên, hãy mua một router có sử dụng cả hai băng tần một cách đồng thời – một số router hai chế độ có thể được cấu hình để chỉ hỗ trợ cho một tần số này hoặc tần số kia. Router hai chế độ của Apple là một ví dụ, chúng có thể hỗ trợ cho cả lưu lượng 5-GHz và 2.4-GHz; và có thể phù hợp hơn đối với người đã đầu tư vào các router draft-n 2.4-GHz cũ và hiện muốn hỗ trợ lưu lượng 5-GHz.

Mạng Power-Line

Cũng là một mạng chạy dây, nhưng với công nghệ power-line, dữ liệu truyền tải trên các đường điện dân dụng đang tồn tại ở các gia đình hiện đang trở thành một công nghệ thay thế hấp dẫn cho ethernet, mạng yêu cầu cáp ethernet đắt tiền trong quá trình cài đặt.

HomePlug 1.1, gốc của liên minh HomePlug Powerline, công nghệ 14-mbps, cung cấp các tốc độ ngang tầm với tốc độ của 802.11b Wi-Fi. Nhưng trong khoảng 18 tháng gần đây, một vài công nghệ nhanh hơn, như HomePlug AV của chính liên minh đã vượt qua nó. Với thông lượng lớn nhất theo lý thuyết lên đến 200 mbps và công nghệ tối ưu hóa luồng multimedia, HomePlug AV đang thể hiện rõ nét như một đối thủ cạnh tranh lớn đối với 802.11n và là một chuẩn tốt nhất cho luồng video, nhạc trên mạng. Linksys và Zyxel là hai hãng ở Mỹ đã tung ra các sản phẩm HomePlug AV; Belkin cũng hy vọng sẽ đưa ra các sản phẩm này trong khoảng mùa thu năm nay.

Bản thân HomePlug AV cũng phải đối mặt với cuộc cạnh tranh từ các công nghệ power-line khác. Một trong đó là Digital Home Standard, đây là công nghệ 200-mbps được một công ty của Tây Ban Nha giới thiệu và gọi là DS2, công nghệ này được tiến cử bởi Hiệp hội Powerline thế giới (nhóm thương mại giúp đỡ công nghệ truyền thông Power Line để phân phối các dịch vụ dữ liệu trên đường điện lưới). D-Link và Netgear đang giới thiệu các sản phẩm dựa trên công nghệ DS2. Bên cạnh đó Panasonic cũng giới thiệu adapter HD PLC dựa trên công nghệ của chính hãng này.

Tùy chọn Ethernet

Ethernet vẫn giữ lại một số chuẩn vàng của nó để phục vụ cho việc kết nối mạng do khả năng tin cậy và tốc độ của chuẩn này. Tuy nhiên nó lại yêu cầu đến việc chạy dây giữa tất cả các thiết bị mạng và việc cài đặt cáp Ethernet cũng gây tốn kém và đôi lúc mất mỹ quan. Trước đây, ethernet 10/100-mbps là thông thường nhưng một số năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều máy tính laptop có hỗ trợ ethernet 1-gbps (1024-mbps hay "gigabit").

Ngày nay khi bạn phải mua một adapter cho hệ thống của mình thì hầu hết chúng đề được hỗ trợ tích hợp ethernet.

Chọn phần cứng thiết bị mạng (Phần 2)
Chọn phần cứng thiết bị mạng (Phần 3)

Thứ Bảy, 12/07/2008 11:44
11 👨 9.358
0 Bình luận
Sắp xếp theo