Cấy ghép robot thông minh để điều trị dị tật bẩm sinh hiếm trên thực quản

Teo hẹp thực quản là một bệnh di truyền hiếm gặp, trong đó phần trên và phần dưới thực quản của em bé bị teo, không có liên kết hai đầu.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Bệnh viện Nhi Boston đã tạo ra một phương pháp điều trị tốt hơn, dưới dạng một thiết bị robot có thể cấy ghép điều trị chứng bệnh này.

Thông thường, chứng co thắt thực quản được điều trị bằng kỹ thuật phẫu thuật được gọi là thủ thuật Foker. Nó bao gồm việc sử dụng cách khâu để kéo hai đầu của thực quản, khuyến khích bộ phận này phát triển về các phía theo thời gian.

Cấy ghép robot thông minh để điều trị dị tật bẩm sinh hiếm trên thực quản

Tiến sĩ Dana Damian của Sheffield, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói: "Các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật Foker, vì họ nhận ra rằng kéo dài mô có thể điều trị chứng này. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể khiến thực quản bị rách, gây ra các cuộc phẫu thuật xử lý biến chứng có thể lặp đi lặp lại, gây sẹo và dễ mắc một số bệnh khác trong tương lai".

Vậy nên, trong cách mới, họ đưa thiết bị robot mới vào.

Được cấy ghép bên cạnh thực quản, robot được gắn vào cơ quan thông qua hai vòng kéo giữ thực quản. Sử dụng động cơ điện, robot dần dần áp dụng áp lực, nhẹ nhàng kéo hai đầu của thực quản về phía nhau. Cảm biến trong thiết bị đo cẩn thận và điều chỉnh sự căng của mô đồng thời còn thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới.

Thiết bị được cung cấp bởi một bộ điều khiển bên ngoài, được gắn vào một áo chuyên dụng mà em bé sẽ mặc. Điều này có nghĩa là trẻ sơ sinh có thể di chuyển trong khi đang điều trị. Ngược lại, trẻ sơ sinh được thủ thuật Foker điều trị phải nằm im trong thời gian điều trị.

Nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Science Robotics.

Xem thêm:

Thứ Ba, 27/02/2018 15:56
31 👨 84
0 Bình luận
Sắp xếp theo