Cách xem trực tiếp hiện tượng siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực hội tụ sau hơn 150 năm

Siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực ngày 31 tháng 1 năm 2018

Những người yêu thiên văn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc thịnh soạn vào ngày 31 tháng 01 năm 2018, tức ngày mai khi ba hiện tượng hiếm gặp là siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực toàn phần cùng xuất hiện. Dưới đây là cách xem trực tiếp hiện tượng siêu trăng, trăng xanh và nguyệt thực hội tụ sau hơn 150 năm. Mời các bạn tham khảo!

Theo EarthSky.org, ngay cả khi siêu trăng không xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trăng xanh và nguyệt thực toàn phần cùng xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ kể từ tháng 3 năm 1866.

Biểu đồ NASA này cho biết thời gian nguyệt thực ở MỹBiểu đồ NASA này cho biết thời gian nguyệt thực ở Mỹ. Nguồn ảnh: NASA

Ngày 31 tháng 01 năm 2018 (tức ngày mai) sẽ là một dịp hiếm có đối với các nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên văn, khi cùng lúc ba hiện tượng siêu trăng, trăng máu và trăng xanh hội tụ trong vầng trăng tròn đêm đó. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt chưa từng xảy ra trong vòng hơn 150 năm qua được gọi là "super blue blood moon" (tạm dịch: “Siêu trăng máu màu xanh”). Điều đó có nghĩa là:

  • Siêu trăng hay mặt trăng tròn là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng tròn nằm ở điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó. Mặt trăng sẽ nằm cách 358.994 km tính từ Trái Đất, thay vì khoảng cách thông thường là 384.400 km. Theo NASA, điều này sẽ khiến cho siêu trăng trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn ở điểm xa nhất trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
  • Đó là ngày trăng tròn thứ hai trong tháng, được biết đến như một “trăng xanh”. Điều này không làm cho nó khác biệt, mà chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch tạo nên sự kiện cực kỳ hiếm gặp.
  • Trong quá trình hiện tượng nguyệt thực xảy ra, mặt trăng chuyển thành màu đỏ bởi vì ánh sáng từ mặt trời bị Trái đất che khuất. Điều này lý giải tại sao nguyệt thực toàn phần cũng được gọi là “trăng máu”.

Thông thường không dễ gặp hiện tượng này đến vậy, vì thế đây có lẽ là giai đoạn may mắn của những người yêu trăng.

Vị trí và thời gian quan sát

NASA cho hay nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được vào sáng sớm ngày 31/1 từ phía tây Bắc Mỹ qua Thái Bình Dương và đến phía đông châu Á.

Hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 6 giờ 48 phút ngày 31 tháng 01 (theo giờ quốc tế) và đạt đỉnh vào lúc 8 giờ 30 phút. Người dân ở Đông Á, Thái Bình Dương và Tây Bắc Mỹ có thể quan sát tốt hiện tượng này, còn những người ở khu vực Đông Bắc Mỹ và châu Âu chỉ xem được nguyệt thực một phần.

Theo tạp chí Sky and Telescope cho biết nguyệt thực sẽ kéo dài gần 3 tiếng rưỡi. Tính theo giờ Việt Nam, nó sẽ bắt đầu vào lúc 18 giờ 48 phút và kết thúc lúc 22 giờ 12 phút. Các hiện tượng sẽ cùng hội tụ trong 77 phút, từ 19 giờ 51 phút đến 21 giờ 08 phút ngày mai, ngày 31 tháng 01 năm 2018.

Nhưng thật không may mắn, bởi không phải ai cũng có thể quan sát trực tiếp hiện tượng hiếm có này.

Đây là thời điểm mà thiên thực xuất hiện trên thế giớiĐây là thời điểm mà thiên thực xuất hiện trên thế giới. Nguồn ảnh: NASA

Cách xem trực tuyến

Bạn có thể xem trực tiếp tại:

  • Nguồn cấp dữ liệu trực tuyến của NASA TV (https://www.nasa.gov/nasalive).
  • Đài quan sát Griffith ở Los Angeles cũng chiếu trực tiếp vào lúc hiện tượng hiếm có này diễn ra (https://livestream.com/GriffithObservatoryTV/LunarEclipseJanuary2018).

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 30/01/2018 13:28
3,34 👨 2.067
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ